Đường dẫn truy cập

Indonesia đẩy mạnh thăm dò dầu khí, đánh bắt cá ở Biển Đông


Tổng thống Indonesia Joko Widodo trên tàu Hải quân Indonesia KRI Imam Bonjol trong chuyến thăm tới các vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, ngày 23/6/2016.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo trên tàu Hải quân Indonesia KRI Imam Bonjol trong chuyến thăm tới các vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, ngày 23/6/2016.

Tổng thống Indonesia hôm 29/6 ra lệnh mở rộng việc thăm dò dầu khí và đánh cá thương mại ở vùng biển gần quần đảo Natuna. Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch của Indonesia nhằm khẳng định chủ quyền ở một phần của Biển Đông.

Tuần trước, Indonesia đã tiến hành bước đi chưa từng có với việc Tổng thống Widodo lần đầu tiên đi tới Natuna để đòi chủ quyền về chuỗi đảo xa xôi, nơi Trung Quốc nói có “tuyên bố chủ quyền chồng lấn”.

Ông đã họp nội các trên một chiến hạm và các quan chức Indonesia đã mô tả đó là thông điệp mạnh nhất gửi đến Trung Quốc.

Ông Rizal Ramli, bộ trưởng điều phối các vấn đề biển, nói Indonesia muốn khu vực Natuna trở thành một trung tâm về chế biến khí và các ngành liên quan.

Trước đó, Tổng thống Widodo nói mới chỉ có 5 trong 16 lô ở Natuna đang sản xuất và nước ông muốn thúc đẩy để các lô còn lại đi vào sản xuất sớm hơn. Mỏ khí Đông Natuna được coi là một trong những mỏ khí chưa khai thác lớn nhất thế giới.

Chính phủ Indonesia cũng muốn phát triển ngành đánh cá thương mại ở Natuna. Vùng biển này thường có các tàu của Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và một số nước khác đến đánh bắt. Ông Widodo nói ngành ngư nghiệp quanh Natuna mới chỉ đạt 9% tiềm năng.

Hải quân Indonesia đã gia tăng tuần tra quanh quần đảo sau một loạt các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân Indonesia và tàu cá Trung Quốc. Hiện Indonesia có 800 quân nhân ở vùng Natuna, trong năm nay con số đó sẽ tăng lên 2000.

Hôm 28/6, quốc hội Indonesia đã duyệt việc tăng chi tiêu quốc phòng thêm 10% và một số biện pháp nâng cấp đáng kể các cơ sở quân sự ở Natuna. Theo đó, ngân sách quốc phòng năm 2016 là 8,25 tỷ đôla.

Indonesia phản đối việc Trung Quốc đưa quần đảo kể trên vào đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.

Hai nước Việt Nam và Philippines cũng có nhiều tranh chấp với Trung Quốc và phản đối đường lưỡi bò.

Theo Dailymail, Beitbart.com, Japantimes.com.jp

Việt Nam 24h (28.6.2016)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:16 0:00

XS
SM
MD
LG