Đường dẫn truy cập

HRW kêu gọi bảo vệ công nhân dệt may Bangladesh


Một công nhân đang làm việc ở nhà máy may ở Savar, Bangladesh.
Một công nhân đang làm việc ở nhà máy may ở Savar, Bangladesh.

Tổ chức Human Rights Watch đả kích công nghiệp dệt may của Bangladesh về việc sử dụng các chiến thuật chống công đoàn để trấn át các nỗ lực thành lập nghiệp đoàn của công nhân. Bản phúc trình kêu gọi chính phủ và các công ty bán lẻ Tây phương hãy có thêm biện pháp bảo vệ công nhân trong khu vực dệt may đang phát triển ở nước này, và đang được quốc tế chú mục vì tình trạng thiếu an toàn tiếp theo vụ sập một nhà máy cách đây 2 năm. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật.

Đe dọa, đả kích, lạm dụng sức lực, không trả lương và sa thải là một số chiến thuật mà các chủ nhà máy sử dụng để ngăn cản việc thành lập các nghiệp đoàn trong công nghiệp dệt may ở Bangladesh, theo một bản phúc trình mới của tổ chức Human Rights Watch.

Bản phúc trình có tựa đề là “Người nào giơ đầu cao nhất sẽ chịu báng nặng nhất” được công bố hôm nay tại Dhaka bởi Phó giám đốc Human Rights Watch ở châu Á, ông Phil Robertson.

Bản phúc trình nói một số công đoàn lớn hơn đã được đăng ký tiếp theo cải cách về luật lao động để cổ động cho quyền của công nhân sau khi xảy ra vụ sập tòa nhà khiến hơn 1100 công nhân ngành dệt may mất mạng tại cao ốc Rana Plaza ở Dhaka cách đây 2 năm.

Nhưng ông Robertson viện dẫn nhiều trường hợp trả thù nhắm vào công nhân tìm cách thành lập các nghiệp đoàn.

Ông Robtertson nói: “Những vụ trấn át không những chỉ bao gồm ngôn ngữ sách nhiễu, và đe dọa, mà trong một số trường hợp còn có cả những vụ ngược đãi đáng kể và nghiêm trọng. Ta thấy những câu chuyện về một chủ tịch nghiệp đoàn bị đánh ở một phân xưởng… Ta thấy những tay côn đồ được các chủ nhà máy thuê mướn để theo dõi người. Ta thấy những vụ sách nhiễu tình dục trong đó các thanh tra chủ yếu tấn công công nhân bằng lời lẽ.”

Ông Phil Robertson viện dẫn nhiều trường hợp trả thù nhắm vào công nhân tìm cách thành lập các nghiệp đoàn.
Ông Phil Robertson viện dẫn nhiều trường hợp trả thù nhắm vào công nhân tìm cách thành lập các nghiệp đoàn.

Bản phúc trình cũng viện dẫn chuyện buộc phải làm quá giờ, không chịu trả lương nghỉ hộ sản, và không chịu trả lương và tiền thưởng đúng hạn, hay trả đầy đủ, là những chiến thuật dọa dẫm những người tổ chức hay gia nhập công đoàn.

Phúc trình nói công nhân cũng phải đối mặt với các điều kiện làm việc tồi tệ.

Bản phúc trình dựa trên các cuộc phỏng vấn 160 công nhân tại 44 nhà máy làm hàng dệt may cho các công ty bán lẻ ở Bắc Mỹ, châu Âu và Australia.

Phúc trình nhấn mạnh đến sự cần thiết của các công đoàn trong công nghiệp, và nêu ra rằng một công đoàn tại nhà máy ở Rana Plaza đã có thể giúp những nhân viên miễn cưỡng ngăn chặn việc các quản đốc yêu cầu tiếp tục làm việc trong tòa nhà đã bị nhiều vết nứt nặng.

Vụ sập nhà máy ở Rana Plaza đã gây bất mãn khắp thế giới và châm ngòi cho các sáng kiến đòi cải tổ vấn đề an toàn ở các nhà máy sản xuất hàng dệt may của Bangladesh.

Nhưng ông Robertson nói nếu muốn tránh một tai họa tương tự thì Bangladesh phải thực thi hữu hiệu các luật lệ lao động.

Ông Robertson cho biết: “Việc đó sẽ có liên quan đến tiếng nói của công nhân bởi vì công nhân ở tuyến đầu của các vấn đề an toàn cho công nhân. Đây là những người đang bị tổn thương vì các nhà máy thiếu an toàn và những hỏa hoạn ở nhà máy hay sập đổ nhà máy. Gạt họ ra khỏi phương trình, tìm cách bịt miệng họ khi họ khẳng định quyền lợi của họ là phản bội tinh thần trách nhiệm.”

Cơ quan nhân quyền này nói các chủ nhà máy đã bác bỏ những cáo buộc hăm dọa các lãnh tụ lao động.

Cơ quan này cho biết một giới chức của Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu hàng Dệt may Bangladesh nói với cơ quan này rằng: “Chúng tôi có một kinh nghiệm cay đắng hơn về nghiệp đoàn. Họ tin là họ không cần làm việc mà vẫn được trả lương.”

Vụ sập nhà máy ở Rana Plaza đã gây bất mãn khắp thế giới và châm ngòi cho các sáng kiến đòi cải tổ vấn đề an toàn ở các nhà máy sản xuất hàng dệt may của Bangladesh.
Vụ sập nhà máy ở Rana Plaza đã gây bất mãn khắp thế giới và châm ngòi cho các sáng kiến đòi cải tổ vấn đề an toàn ở các nhà máy sản xuất hàng dệt may của Bangladesh.

Các đại diện công nghiệp dệt may nói trong 2 năm vừa qua, đã có tiến bộ trong việc giải quyết những vấn đề gây khó khăn cho công nghiệp, kể cả vấn đề an toàn nơi làm việc và đại diện công nhân.

Bà Rubana Huq là Giám đốc Điều hành tại tập đoàn Mohammadi có trụ sở ở Dhaka chuyên cung cấp quần áo cho nhiều công ty bán lẻ Tây phương.

Bà Huq nói: “Ta cũng phải hiểu rằng một khu vực không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Đó là một công việc phải diễn tiến và công nghiệp này đang cho phép thành lập nhiều công đoàn hơn, đó cũng đủ là dấu hiệu cho thấy công nghiệp đang thay đổi và đang chấp nhận thêm các công đoàn.”

Tuy nhiên, tổ chức Human Rights Watch nêu ra rằng chưa đầy 10 phần trăm các nhà máy dệt may có nghiệp đoàn, bất chấp các luật mới về lao động.

Bản phúc trình cũng nói còn nhiều việc phải làm để hỗ trợ cho các nạn nhân vụ sập nhà máy Rana Plaza và một đám cháy trước đó làm 117 công nhân thiệt mạng tai một nhà máy khác hồi tháng 11 năm 2012.

Khu vực dệt may với thu nhập 24 tỷ đôla là xương sống của công nghiệp xuất khẩu Bangladesh, và tuyển dụng khoảng 4 triệu công nhân – đa số là phụ nữ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG