Đường dẫn truy cập

Hong Kong thất bại trong việc trì hoãn 2 nhà lập pháp nhậm chức


Nhà lập pháp Yau Wai-ching trưng ra biểu ngữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”, ngày 12 tháng 10 năm 2016.
Nhà lập pháp Yau Wai-ching trưng ra biểu ngữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”, ngày 12 tháng 10 năm 2016.

Ngày thứ Ba, chính quyền Hong Kong đã thất bại trong một nỗ lực pháp lý chưa từng có trước đây để ngưng lễ tuyên thệ nhậm chức của hai nhà lập pháp mới đắc cử. Hai người này thúc đẩy độc lập cho vùng tự trị Hong Kong.

Thẩm phán Tòa Phúc thẩm Thomas Au bác bỏ yêu cầu cuối cùng về một phán quyết của Tòa án chống lại quyết định cho phép hai nhà lập pháp tái tuyên thệ nhậm chức tại Hội đồng Lập pháp Hong Kong vào ngày thứ Tư.

Thẩm phán Au chấp nhận yêu cầu của chính quyền duyệt xét lại vụ này về phương diện pháp lý vào đầu tháng tới. Tuy nhiên vào thời điểm đó, hai nhà lập pháp này có thể đã phục vụ trong cơ quan lập pháp.

Tuần trước, hai nhà lập pháp Yau Wai-ching, 25 tuổi, và Baggio Leung, 30 tuổi, đã bị nhà cầm quyền lập pháp cấm không cho nhậm chức sau khi hai người tuyên thệ trung thành với “Quốc gia Hong Kong” và trưng bày một biểu ngữ “Hong Kong không phải là Trung Quốc” khi họ nỗ lực nhậm chức lần đầu tiên.

Việc tuyên thệ nhậm chức của hai người này là một trắc nghiệm đầu tiên về quyết tâm của họ đẩy mạnh vấn đề độc lập vào dòng chính của nền chính trị Hong Kong. Việc này cũng cho thấy sự phẫn nộ sâu rộng đối với những cơ chế thân Bắc Kinh.

Vào ngày thứ Tư tuần qua văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Hong Kong đưa ra một tuyên bố bày tỏ “vô cùng phẫn nộ và lên án mạnh mẽ” về lập trường của hai nhà lập pháp này.

Kể từ đó các chính trị gia và những tổ chức thân Bắc Kinh đã gia tăng áp lực và nói rằng họ bất bình về những từ ngữ xúc phạm Trung Quốc và những lời nguyền rủa hai người đã sử dụng. Tuy nhiên hai nhà lập pháp này phủ nhận là không dùng những lời lẽ như vậy.

Vấn đề độc lập được xem như là một điều cấm kỵ tại cựu thuộc địa Anh, hiện đang được cai trị theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” kể từ khi Hong Kong được trả về Trung Quốc vào năm 1997.

Tuy nhiên một số người trẻ đã bắt đầu đòi hỏi được tự trị nhiều hơn, từ quyền tự quyết cho đến độc lập, sau nhiều tháng biểu tình đòi dân chủ vào năm 2014 bị thất bại vì không đạt được sự nhượng bộ nào của Trung Quốc.
Luật sư của chính quyền Hong Kong đã thách thức quyết định của ông Andrew Leung tân chủ tịch cơ quan lập pháp lãnh thổ này cho phép hai nhà lập pháp Yau Wai-ching và Baggio Leung tái tuyên thệ nhậm chức trong tuần này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG