Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam hơn 160 triệu đôla về an ninh quân sự


Tàu Tuần duyên Hoa Kỳ USCGC John Midgett (WHEC-726) đang được sơn trắng, chuẩn bị bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Photo defense-studies.blogspot
Tàu Tuần duyên Hoa Kỳ USCGC John Midgett (WHEC-726) đang được sơn trắng, chuẩn bị bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Photo defense-studies.blogspot

Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam hơn 160 triệu đôla trong lĩnh vực an ninh quân sự, trong đó có hai tàu tuần duyên trị giá 58 triệu đôla, đồng thời Washington bán hơn 182 triệu đôla thiết bị quân sự cho Hà Nội, theo một thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Thông cáo ngày 27/7 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong những năm gần đây, “hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ – Việt đã tăng nhanh chóng”, đặc biệt trong giai đoạn 2017-2020, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang xác lập tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Cụ thể là Kế hoạch Hành động về Hợp tác Quốc phòng kéo dài 3 năm cho giai đoạn 2018-2020.

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ngày 02/11/2017 tại Hà Nội.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ngày 02/11/2017 tại Hà Nội.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong năm tài khóa từ 2016 - 2019, Việt Nam đã nhận được hơn 150 triệu đôla tiền hỗ trợ an ninh từ chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài (FMF). Trong số này có hơn 58 triệu đôla dành cho việc hỗ trợ chuyển giao 2 tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton đã loại biên của Tuần duyên Mỹ cho Cảnh sát biển Việt Nam: chiếc USCGC Morgenthau, chuyển giao cuối năm 2017 và chiếc USCGC John Midgett dự kiến chuyển giao vào cuối năm 2020.

Mỹ giao tàu tuần duyên trọng tải cao cho Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:48 0:00

Chương trình FMF còn hỗ trợ Việt Nam 24 xuồng tuần tra cao tốc loại Metal Shark, trong đó 6 chiếc cuối cùng đã được bàn giao hồi tháng 5/2020.

Cũng trong chương trình FMF, Việt Nam còn nhận 5 triệu đôla trong năm tài khóa 2018 thông qua chương trình Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPS), dùng hỗ trợ nâng cao năng lực huấn luyện đào tạo máy bay tuần tra biển, hệ thống máy bay không người lái, radar duyên hải...

Năm tài khóa 2016 - 2020, Việt Nam nhận 20 triệu đôla từ chương trình FMF thông qua Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (SAMSI), cùng 10 triệu đôla qua chương trình Sáng kiến an ninh hàng hải Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Ngoài ra Hoa Kỳ còn bán cho Việt Nam hơn 182 đôla thiết bị vũ khí an ninh quốc phòng trong các năm tài chính 2015-2019, trong đó có 52,86 triệu đôla các mặt hàng thiết bị quốc phòng bán qua chương trình Bán hàng Thương mại Trực tiếp (DCS) và 130 triệu đôla thiết bị quân sự qua chương trình Bán hàng Quân sự Nước ngoài (FMS).

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ba mặt hàng thiết bị vũ khí chủ yếu mà Việt Nam mua của Mỹ qua chương trình DCS là: điều khiển hỏa lực, laser, hình ảnh và thiết bị dẫn đường (USML Category XII); điện tử quân sự (Category XI); động cơ tuabin khí và các thiết bị liên quan (Category XIX).

VOA Express

XS
SM
MD
LG