Đường dẫn truy cập

Hoạt động sản xuất ở Âu, Á trì trệ giữa thương chiến Mỹ-Trung


Công nhân tại nhà máy chế tạo các bộ phận của hộp số xe ô-tô tại Lianyungang tỉnh Jiangsu miền đông Trung quốc ngày 14/9/2018.
Công nhân tại nhà máy chế tạo các bộ phận của hộp số xe ô-tô tại Lianyungang tỉnh Jiangsu miền đông Trung quốc ngày 14/9/2018.

Tăng trưởng trong hoạt động của các nhà máy ở châu Âu và châu Á trong tháng 9 chậm lại, đơn đặt hàng xuất khẩu sụt giảm trước cuộc leo thang tranh chấp thương mại mới đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một dấu hiệu nữa cho thấy kinh tế toàn cầu đang chậm lại.

Những cuộc khảo sát kinh doanh công bố hôm 30/9 và 1/10 cho thấy mức độ tăng trưởng chậm lại tại các nhà máy ở châu Âu và châu Á. Việc do lường các hoạt động trong tương lai cho thấy ít có hy vọng tình hình xoay chuyển trong vài tháng tới.

Tuy nhiên Bắc Kinh và Washington không sẵn sàng thỏa hiệp mà còn áp đặt thêm thuế quan lên hàng hóa của nhau. Đây là bối cảnh đáng ngại cho thực trạng giảm đà khuyếch trương của các nhà máy tại châu Âu và châu Á.

Tăng trưởng sản xuất trong khu vực đồng euro tới cuối quý 3 đang ở mức chậm nhất trong hai năm nay, theo chỉ số của các nhà quản lý mua bán IHS Markit.

Tăng trưởng sản xuất của Đức trong tháng 9 ở mức chậm nhất trong vòng 2 năm nay với nhịp độ tăng chậm nhất trong 3 tháng qua tại Pháp và trì trệ tại Ý, đánh dấu lần đầu tiên không có tăng trưởng trong 2 năm.

Đơn đặt hàng xuất khẩu yếu kém là cách giải thích thông thường của việc tăng trưởng chậm lại trên toàn thể khu vực đồng euro.

Hai cuộc thăm dò sản xuất từ Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật 30/9 cho thấy có sự yếu kém trong khu vực sản xuất rộng lớn. Một cuộc thăm dò tư cho thấy mức tăng trưởng của các nhà máy bị trì trệ sau 15 tháng mở rộng, trong khi một cuộc đo lường chính thức xác nhận lĩnh vực sản xuất mất sức đẩy vì các đơn đặt hàng xuất khẩu bị thu hẹp lại.

Những con số đầu tiên quan trọng về Trung Quốc trong tháng 9 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới tiếp tục mất đà trong lúc mức cầu nội địa yếu kém và việc áp đặt thuế quan của Mỹ bắt đầu có tác dụng. Sự phối hợp này khiến cho Bắc Kinh đưa ra những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng tới.

Tuy nhiên các nhà phân tích không hy vọng có những biện pháp kích cầu thêm nữa để bắt đầu ổn định nền kinh tế Trung Quốc cho đến ít nhất đầu năm tới.

Tại các nơi khác ở châu Á, việc sản xuất tại Việt Nam, Đài Loan, Indonesia trong tháng qua cũng chựng lại. Tăng trưởng của các nhà máy tại Đài Loan ở mức thấp nhất trong hơn hai năm vì các đơn đặt hàng trì trệ, theo các cuộc thăm dò kinh doanh trong ngày 1/10.

Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bị giảm sút trong các đơn đặt hàng xuất khẩu, cho thấy chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng và những lo ngại về mức cầu của Trung Quốc chậm lại đè nặng lên các nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Ấn Độ nằm trong số một ít điểm sáng tại châu Á. Hoạt động của các nhà máy nước này tăng trưởng nhanh trong tháng 9 vì tăng trưởng mạnh trong các đơn đặt hàng nội địa và xuất khẩu, một dấu hiệu khích lệ trong khi các nhà hoạch định chính sách lo ngại đồng rupee của Ấn Độ sụt giá mạnh và những tác dụng phụ do các tranh chấp thương mại toàn cầu.

Dù chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng phần nào sẽ làm tổn thương nền kinh tế thế giới trong năm nay, nhưng các nhà phân tích dự báo những rủi ro sẽ tăng lên trong năm 2019 vì thuế quan khắc nghiệt của Hoa Kỳ được áp dụng và chi phí vay mượn toàn cầu tăng cao.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG