Đường dẫn truy cập

Hàng ngàn thuyền nhân Rohingya tới Indonesia, Malaysia


Người Rohingya nghỉ ngơi bên trong một nơi trú ẩn tạm thời sau khi được cứu từ các tàu thuyền tại Lhoksukon tại tỉnh Aceh của Indonesia, ngày 11/5/2015.
Người Rohingya nghỉ ngơi bên trong một nơi trú ẩn tạm thời sau khi được cứu từ các tàu thuyền tại Lhoksukon tại tỉnh Aceh của Indonesia, ngày 11/5/2015.

Từ hôm Chủ Nhật tới thứ Hai hơn 2.000 thuyền nhân Rohingya đã tới bờ hoặc được cứu ngoài khơi Indonesia và Malaysia. Hàng ngàn người khác có thể sẽ nối gót. Theo tường thuật của thông tín viên Steve Herman tại trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, việc này diễn ra tiếp theo vụ trấn áp của Thái Lan nhắm vào những đường dây tội phạm chuyên đưa lậu người Rohingya từ nước láng giềng Myanmar.

Các giới chức cho biết hơn 1.400 di dân người Rohingya đã được cứu vào thứ Hai trên 4 chiếc tàu ngoài khơi Indonesia và Malaysia. Việc này diễn ra một ngày sau khi khoảng 600 người chen chúc trên hai chiếc thuyền gỗ tới bờ biển của tỉnh Aceh ở miền bắc Indonesia.

Một giới chức chính phủ Indonesia cho biết những thuyền nhân, bao gồm phụ nữ và trẻ em, bị lừa là họ đã tới bờ biển Malaysia và được bảo cứ bơi vào bờ.

Một số người ngã bệnh và đuối sức vì đói đã được giới hữu trách Indonesia đưa vào bệnh viện để chữa trị.

Tại một đền thờ ở miền bắc Aceh, thuyền nhân Muhamad Juned nói với các nhà báo rằng nhóm của ông đã lênh đênh trên biển trong hai tháng trời.

Ông Juned nói nhóm của ông có hơn 500 người đi trên ba chiếc thuyền.

Khi được hỏi ông muốn tới đàu, ông Juned nói rằng ông muốn tới Malaysia để tìm việc làm kiếm tiền.

Cảnh sát Malaysia cho biết họ đang xét đơn của hơn 1.000 thuyền nhân trên đảo du lịch Langkawi.

Trẻ em Rohingya từ các tàu thuyền bị trôi dạt vào bờ chờ đợi để được sơ tán đến nơi trú ẩn tạm thời tại Seunuddon, tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 10/5/2015.
Trẻ em Rohingya từ các tàu thuyền bị trôi dạt vào bờ chờ đợi để được sơ tán đến nơi trú ẩn tạm thời tại Seunuddon, tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 10/5/2015.

Phát ngôn viên của Văn phòng khu vực ở Bangkok của Tổ chức Di dân Thế giới, ông Joe Lowry, cho đài VOA biết rằng các nhân viên của tổ chức ông hôm thứ Hai đã tới Indonesia để giúp đỡ các thuyền nhân.

Ông Lowry nói: "Những người đó được các toán nhân viên của Tổ chức Di dân Thế giới và chính quyền Indonesia đưa tới nơi để ghi danh, được cung cấp nơi tạm trú, lương thực, nước uống và dịch vụ y tế nếu họ cần tới, tùy thuộc vào việc giới hữu trách cần có những gì và họ muốn chúng tôi cung cấp những gì.

Thái Lan, quốc gia đang do quân đội cai trị, hồi đầu tháng này đã phát động một chiến dịch để trấn áp các hoạt động đưa lậu người Hồi giáo Rohingya sang các nước láng giềng, sau khi phát giác hài cốt của mấy mươi người tại những ngôi mộ tập thể ở các trại được gọi là "trại nô lệ" ở miền nam Thái Lan.

Theo ông Lowry của Tổ chức Di dân Thế giới, chiến dịch này đã làm cho những tay buôn lậu người tạm ngưng đưa người Rohingya tới bờ biển Thái Lan.

Ông Lowry cho biết: "Vì có sự chú ý của mọi người đối với tình hình tại các trại ở Thái Lan trong vài ngày, vài tuần vừa qua cho nên dường như những kẻ đưa lậu người đã ngưng đưa người di dân vào Thái Lan."

Vào thứ Hai, viên tư lệnh quân đội Thái Lan cho báo chí biết rằng một cuộc tìm kiếm đang tiếp tục được thực hiện trong khu vực hẻo lánh này để tìm những trại giam người di dân bất hợp pháp.

Những người sắc tộc Rohingya, được Liên Hiệp Quốc xem là một trong những nhóm sắc tộc thiểu số bị ngược đãi nhiều nhất thế giới, là người đến từ Bangladesh và Myanmar.

Những người sắc tộc Rohingya, được Liên Hiệp Quốc xem là một trong những nhóm sắc tộc thiểu số bị ngược đãi nhiều nhất thế giới, là người đến từ Bangladesh và Myanmar.
Những người sắc tộc Rohingya, được Liên Hiệp Quốc xem là một trong những nhóm sắc tộc thiểu số bị ngược đãi nhiều nhất thế giới, là người đến từ Bangladesh và Myanmar.

Myanmar, một nước đại đa số dân chúng theo đạo Phật, xem người Rohingya theo đạo Hồi là người Bangladesh di dân bất hợp pháp, mặc dù nhiều người Rohingya đã sinh sống nhiều đời ở miền bắc Myanmar. Họ đã đối mặt với những vụ bạo động sắc tộc trong vài năm qua, dẫn tới một cuộc vượt biên ồ ạt đầy nguy hiểm bằng đường biển.

Thái Lan, trong thời gian qua, đã trở thành nơi trung chuyển của những người phần lớn là chạy từ tỉnh Sittwe ở Myanmar với hy vọng tới được Indonesia hay Malaysia. Cả hai nước này đều là nước mà dân chúng đa số là người theo đạo Hồi.

Tuy nhiên, những kẻ buôn người ở Thái Lan đã bóc lột người Rohingya với việc đòi họ phải trả thêm tiền hoặc mang họ bán cho người Malaysia để trừ nợ.

Theo ông Chris Lewa, người điều hành Dự án Arakan, một tổ chức tranh đấu nhân quyền của người Rohingya, nói rằng vì chiến dịch trấn áp của Thái Lan cho nên chắc chắn là còn có hàng ngàn người Rohingya đang lênh đênh trên biển trên những chiếc thuyền ộp ẹp.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG