Đường dẫn truy cập

Dân Hong Kong lại biểu tình vì yêu cầu không được đáp ứng


Một người biểu tình vẫy lá cờ màu phiên bản màu đen của Hong Kong bên ngoài trụ sở cảnh sát ở Hong Kong hôm 21/6. Hơn 1.000 người đã phong tỏa trụ sở cảnh sát Hong Kong trong khi những người khác tràn ra các đường phố chính để yêu cầu chính phủ rút lại dự luật dẫn độ.
Một người biểu tình vẫy lá cờ màu phiên bản màu đen của Hong Kong bên ngoài trụ sở cảnh sát ở Hong Kong hôm 21/6. Hơn 1.000 người đã phong tỏa trụ sở cảnh sát Hong Kong trong khi những người khác tràn ra các đường phố chính để yêu cầu chính phủ rút lại dự luật dẫn độ.

Hàng trăm người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đã tập trung bên ngoài các văn phòng chính phủ Hong Kong hôm 21/6, một số người phong tỏa giao thông trên một trục lộ lớn trong khi những người khác chiếm đóng sảnh của một sở thuế của chính phủ.

Các hành động phản kháng mới nổ ra sau khi đã qua hạn chót để chính phủ đáp ứng các đòi hỏi của người biểu tình về dự luật dẫn độ bị nhiều người chống đối vì cho rằng luật này sẽ làm xói mòn sự độc lập về mặt tư pháp của đặc khu Hong Kong.

Cảnh sát kêu gọi những người biểu tình giải tán nhưng không có hành động mạnh mẽ nào trong tức thời để buộc họ rời khỏi địa điểm biểu tình.

Mặc dù cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa, nhưng sự xuất hiện trở lại của những người biểu tình trên đường Harcourt đông đúc, và trong sảnh của Tháp Revenue làm tăng khả năng xảy ra đối đầu bạo lực.

Phát ngôn viên cảnh sát Yolanda Yu nói tại một cuộc họp báo: “Bây giờ tôi kêu gọi công chúng hãy rời khỏi nơi này càng sớm càng tốt.”

Bên ngoài, nhà hoạt động Joshua Wong yêu cầu cảnh sát đáp ứng các yêu cầu liên quan tới những hành động nặng tay mà cảnh sát đã sử dụng trong cuộc biểu tình rầm rộ ngày 12 tháng 6, kể cả bắn 150 loạt đạn hơi cay và đạn cao su, và việc cảnh sát dùng dùi cui hành hung người biểu tình không có vũ trang.

Joshua Wong, một trong những người lãnh đạo phong trào biểu tình Dù Vàng, nói: “Chúng tôi ... kêu gọi cảnh sát hãy xin lỗi người dân” vì đã sử dụng những chiến thuật đó và vu cho cuộc tụ tập là một cuộc bạo loạn”.

Những người cầm đầu cuộc biểu tình nói họ quyết tâm duy trì áp lực đối với trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam, sau khi bà tạm gác lại dự luật dẫn độ nhưng không từ bỏ luật này. Bà Lam khẳng định dự luật này cần thiết để bảo vệ công lý, nhưng các nhà phê bình coi luật này là một phần trong chiến dịch của Bắc Kinh làm xói mòn các thể chế dân chủ tại Hong Kong.

Các văn phòng chính phủ đã được lệnh đóng cửa trong ngày 21/6 “do những cân nhắc về an ninh,” và các phiên điều trần tại Hội đồng Lập pháp bị hoãn lại.

Kể từ cuộc đối đầu ngày 12/6, cảnh sát đã nới lỏng cách tiếp cận của họ, hy vọng tránh tái diễn các cuộc biểu tình năm 2014, khi cảnh sát bắn 87 loạt đạt hơi cay vào đám biểu tình tại cùng địa điểm nơi diễn ra các cuộc biểu tình ngày nay.

Khi hơi cay tan đi, đám đông lại quay lại với số lượng đông đảo hơn, với thái độ giận dữ hơn trước. Lúc đó những người biểu tình đã cố thủ tại địa điểm đó trong gần ba tháng.

Dự luật dẫn độ sẽ mở rộng quy mô của việc bàn giao các nghi phạm hình sự tới nơi khác, kể cả Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Ma Cao. Các tổ chức pháp lý và doanh nghiệp ở Hong Kong phản đối dự luật này, họ cho rằng những người chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền sẽ có nguy cơ bị tra tấn và xét xử không công bằng ở Hoa lục, và càng làm xói mòn thêm chính sách “một quốc gia, hai chế độ” được áp dụng ở Hồng Kông từ năm 1997.

Hôm 21/6, Hiệp hội Luật sư Hồng Kông lặp lại những lời chỉ trích của họ, rằng quyết định của bà Carrie Lam, đình chỉ chứ không rút lại dự luật dẫn độ là “hoàn toàn không thỏa đáng” vì dự luật này vẫn có thể quyết định phạm vi các cuộc tham vấn trong tương lai về vấn đề giao nộp những người trốn tránh pháp luật, và hỗ trợ pháp lý xuyên biên giới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG