Đường dẫn truy cập

Đại sứ Kritenbrink: Mỹ và Việt Nam có ‘lợi ích song trùng’ dù vẫn còn ‘căng thẳng’


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trực tuyến tại buổi hội thảo ngày 4/3/2021 do Miller Center tổ chức. Photo Zoom via YouTube.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trực tuyến tại buổi hội thảo ngày 4/3/2021 do Miller Center tổ chức. Photo Zoom via YouTube.

Hôm 4/3, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu rằng hai nước hầu như có lợi ích “song trùng” về vấn đề an ninh và ổn định khu vực trong khi căng thẳng về nhân quyền và quan hệ kinh tế thương mại vẫn tồn tại. Ông cũng nhắc lại rằng nhân quyền là một phần “trọng tâm” trong chính sách đối ngoại của Washington đối với Hà Nội.

Đại sứ Kritenbrink phát biểu tại cuộc thảo luận trực tuyến do Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia (UVA) tổ chức:

Tôi nghĩ rằng mối quan tâm và tầm nhìn của chúng tôi về khu vực và thế giới thì gần như hoàn toàn song trùng với nhau.
Đại sứ Daniel Kritenbrink

“Tôi nghĩ rằng mối quan tâm và tầm nhìn của chúng tôi về khu vực và thế giới thì gần như hoàn toàn song trùng với nhau.”

“Hoa Kỳ và Việt Nam đều muốn sống trong một khu vực thịnh vượng, ổn định, nơi các quốc gia tuân theo luật pháp quốc tế, nơi các nước lớn không bắt nạt kẻ yếu, nơi các nước giao thương tự do và cởi mở, và là nơi chúng ta đề cao các giá trị chung.”

Tuy nhiên, nhà ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận định rằng hai bên vẫn còn có những căng thẳng, khác biệt mà theo đó ông phải “lùi lại một bước để thấy rõ tầm nhìn dài hạn và tập trung vào mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn.”

“Mặc dù thực tế rằng đây là một trong những mối quan hệ bạn bè và đối tác quan trọng và tích cực nhất của chúng ta, nhưng vẫn có sự căng thẳng trong mối quan hệ này.”

Mỹ, EU chỉ trích bản án ‘khắc nghiệt’ đối với ba nhà báo độc lập Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:41 0:00

“Có những khác biệt giữa hai quốc gia và sự khác biệt về hệ thống chính trị của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta lưu tâm đến điểm lớn hơn thì chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả,” Đại sứ Kritenbrink chia sẻ.

Ông nói rằng một trong sự khác biệt rõ rệt nhất là nhân quyền, và ông nhấn mạnh rằng nhân quyền là “là một phần trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ và vẫn là một phần trọng tâm trong cam kết của chúng tôi với Việt Nam.”

“Chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ thành công hơn nếu Việt Nam bảo vệ các quyền của công dân theo những cách nhất định, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến nhân quyền.”

Chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ thành công hơn nếu Việt Nam bảo vệ các quyền của công dân theo những cách nhất định, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến nhân quyền.
Đại sứ Daniel Kritenbrink

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA vào tuần này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Singapore), đưa ra nhận xét về sự tương đồng và khác biệt trong quan hệ Việt -Mỹ:

“Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 1994 đến nay, tức sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, có những bước tiến triển tích cực cho cả hai phía, trở thành đối tác toàn diện, nhưng hai nước vẫn có sự khác biệt lớn và nhỏ, trong đó có các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, về phát triển, nhưng chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn nhằm phát triển mối quan hệ Mỹ - Việt tốt hơn.

“Dù có khác biệt nhưng Mỹ và Việt Nam vẫn muốn trở thành những người bạn.”

Việt Nam có tên trong chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Biden
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:42 0:00

Hôm 3/3, trong Hướng dẫn tạm thời về Chiến lược An ninh Quốc gia, chính quyền của Tổng thống Biden có nhắc đến Việt Nam như là một đối tác trong khu vực ASEAN mà Washington nhắm tới để thắc chặt an ninh vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Liên quan đến các khía cạnh kinh tế, trang Bloomberg dẫn lời Đại sứ Kritenbrink tại buổi hội thảo hôm 4/3 nói rằng quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước sẽ vẫn là trọng tâm của Hoa Kỳ dù Washington vẫn lo ngại về khả năng tiếp cận của các công ty Mỹ vào thị trường Việt Nam.

Vào tháng 12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã gắn mác Việt Nam là “nước thao túng tiền tệ” trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định không sử dụng tỷ giá hối đoái “để tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế.”

Ông Kritenbrink cho biết rằng chính quyền Biden tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của người lao động và nhà xuất khẩu Hoa Kỳ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG