Đường dẫn truy cập

Đại hội Đảng Trung Quốc: hy vọng về cải cách thị trường tan biến


Nhân viên an ninh bảo vệ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017.
Nhân viên an ninh bảo vệ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017.

Chế độ cai trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh dấu vởi lập trường cứng rắn trong nhiều lĩnh vực, từ bài trừ tham nhũng đến chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, điều mà giới đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp hy vọng – rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ sẽ thúc đẩy cải cách thị trường – đang chuẩn bị tinh thần để thấy thất vọng.

Giữa lúc ông Tập chuẩn bị bước sang nhiệm kỳ thứ hai, niềm hy vọng về tự do hóa thị trường ngày càng được coi là thứ yếu trong chính sách kinh tế và chú tâm vào sự ổn định, mà trong đó ông Tập tập trung vào giải pháp lấy khu vực nhà nước làm trọng tâm.

Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu triệu tập vào thứ Tư 18/10 ở thủ đô Bắc Kinh. Dự kiến ông Tập sẽ thâu tóm quyền lực và có phần chắc sẽ không có thay đổi nào trong các ưu tiên của ông. Ông Thỏa Chấn (Tuo Zhen), người phát ngôn của Đảng, nói với các ký giả tại một cuộc họp báo hôm 17/10 rằng Trung Quốc sẽ kiên trì với việc mở cửa và mở rộng thị trường.

Nhưng các nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài và các nhà phân tích đặt nghi vấn liệu những ý kiến này có ý nghĩa gì trên thực tế?.

Một lãnh đạo doanh nghiệp người Mỹ tại Trung Quốc, từ chối nêu tên, cho Reuters biết:

"Tôi chẳng thấy mở cửa thị trường gì cả. Tất cả chỉ là kỷ luật và kiểm soát.”

Một số nguồn tin trong nội bộ chính quyền Trung Quốc nói họ không mong đợi bất kỳ sự tăng tốc đáng kể nào.

"Chúng tôi sẽ không vội vàng cải cách. Tốc độ thay đổi sẽ không đáng kể", một cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, yêu cầu không nêu tên, cho Reuters biết.

Năm 2013 khi lên khi ông Tập lên nắm quyền, chính quyền của ông cam kết rằng thị trường sẽ đóng một vai trò quyết định trong nền kinh tế. Kể từ đó điều này mà đã mang lại niềm hy vọng cho những người muốn thúc đẩy cải cách.

Nhưng nhiều nhà phân tích và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giờ đây nhận định rằng niềm tin vào thị trường của ông Tập rất mong manh, và lời cam kết cải cách năm 2013 chỉ là lời chuyển giao từ những nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Kiểm soát vốn, bao gồm các hạn chế đối với một số giao dịch đầu tư ra nước ngoài, đã giúp ổn định đồng nhân dân tệ, nhưng lại cản trở tham vọng của Trung Quốc về việc quốc tế hoá đồng nội tệ.

Những người ủng hộ cải cách nói chính phủ Trung Quốc cố tránh những thay đổi có khả năng gây gián đoạn vì những quan về tình trạng ổn định kinh tế và xã hội, cũng như sự phản đối của các doanh nghiệp nhà nước do sợ mất quyền lợi.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã bàn tới việc mở cửa một số khu vực hạn chế đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng một số nhóm doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra hoài nghi, ngay cả khi Tổng thống Trump sẽ vận động để đạt một số nhượng bộ cho các doanh nghiệp Mỹ trong chuyến đi thăm Bắc Kinh vào đầu tháng 11.

Một nhà ngoại giao cấp cao phương Tây tại Bắc Kinh nói với Reuters rằng ngày càng lộ rõ ưu tiên hàng đầu của ông Tập vẫn là tăng cường tính ưu việt của Đảng Cộng sản và sự ổn định xã hội.

Nhà ngoại giao nói:

"Khi mở cửa trở nên mâu thuẫn với ưu tiên đó, lập luận về sự ổn định có xu hướng chiến thắng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG