Đường dẫn truy cập

Đại hội Đảng 13 khai mạc, thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế


Những người lái xích lô chờ khách bên các tấm áp phích của Đại hội 13 của Đảng Cộng sản khai mạc hôm 25/1 tại Hà Nội.
Những người lái xích lô chờ khách bên các tấm áp phích của Đại hội 13 của Đảng Cộng sản khai mạc hôm 25/1 tại Hà Nội.

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc hôm 25/1 tại Hà Nội, thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế khi quốc gia được coi là “một ngôi sao đang lên” của khu vực chuẩn bị bầu chọn những nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ 5 năm tới.

Theo truyền thông trong nước, gần 1.600 đại biểu từ khắp cả nước đã tham dự buổi họp khai mạc của Đại hội Đảng, với an ninh được thắt chặt, sau khi viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo nghi lễ truyền thống. Các đại biểu này sẽ bầu chọn ra 200 thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng, những người sau đó chọn khoảng 15 đến 19 người trong số họ vào Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản.

Bộ Y tế nói rằng, hơn 10.000, trong đó có các đại biểu tham dự và những người phục vụ Đại hội đã được xét nghiệm hai lần trước ngày Đại hội, được tổ chức 5 năm một lần, khai mạc hôm 25/1.

Đại hội Đảng lần này thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế về vai trò của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người mà theo AP nhận định đã làm nên tên tuổi của mình bằng cách duy trì tăng trưởng kinh tế và tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng được nhiều người biết tới.

Còn theo ghi nhận của Al Jazeera, kênh tin tức truyền thông phiên phản tiếng Anh của Trung Đông, đã có một sự cạnh tranh căng thẳng cho các vị trí “tứ trụ” trước thềm Đại hội 13 của Việt Nam, một trong 5 quốc gia Cộng sản còn lại trên thế giới, bên cạnh Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Lào.

Hầu hết các ứng cử viên cho 4 chức vị cao nhất sẽ được bầu chọn tại Đại hội Đảng lần này đều là những gương mặt được nhiều người biết tới trong chính trường Việt Nam, nhưng theo quyết định được chính phủ công bố hồi tháng 12 vừa qua, những thông tin về nhân sự cấp cao của Đảng, gồm ‘tứ trụ’ và ban bí thư, được coi là “tuyệt mật.”

Tuy nhiên, theo một số kịch bản được nhiều người nói tới và đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 15 vừa rồi mà Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho VOA biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây thì “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được ủng hội để ở lại thêm ít nhất một thời gian nữa.”

Hãng tin Deutsche Welle của Đức cũng nhận định rằng rằng người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, đã được chọn để giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 dù đối mặt với các vấn đề về sức khoẻ.

TS Hiệp và Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales đều nhận định rằng 3 gương mặt còn lại là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, được đề cử giữ chức lần lượt là chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.

Với việc áp dụng các biện pháp khống chế dịch virus corona một cách quyết liệt, gồm cách ly tập trung, xét nghiệm và truy dấu tiếp xúc người nhiễm bệnh, Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - được coi là thành công trong việc khống chế đại dịch và có mức tăng trưởng kinh tế hiếm hoi trong lúc hầu hết các quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng.

Tờ South China Morning Post của Hong Kong gọi Việt Nam là “ngôi sao đang lên của châu Á” trong số báo giấy ra trước ngày khai mạc Đại hội Đảng 13, theo Tuổi Trẻ. Trong loạt bài của SCMP, Đại hội Đảng của Việt Nam được nhắc tới cùng với những thành tựu và thách thức cũng như vị thế ngày càng lớn của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ghi nhận về việc Đại hội Đảng 13 khai mạc, tạp chí tiếng Anh Nikkei Asia của Nhật Bản cho rằng các lãnh đạo của Việt Nam muốn đưa quốc gia Đông Nam Á trở thành một trung tâm mới của khu vực về sản xuất chi phí thấp và là một sự thay thế cho quốc gia láng giềng Trung Quốc.

Tuy nhiên trước đó, các tổ chức quốc tếLiên minh châu Âu đã đồng loạt lên tiếng về việc Việt Nam gia tăng trấn áp các tiếng nói bất đồng trước thềm Đại hội Đảng.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc rằng sự không khoan nhượng với bất đồng chính kiến ôn hoà của chính quyền Việt Nam “đã lên đến đỉnh điểm” dưới sự lãnh đạo của chính quyền hiện tại. Tổ chức có trụ sở ở London cho rằng việc đề cử các nhà lãnh đạo mới “tạo cơ hội quý giá cho Việt Nam để thay đổi hướng đi về nhân quyền.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG