Các nước trên thế giới bàn thảo để xem nước nào sẽ phải cắt giảm khí thải nhà kính nhiều hơn, không còn bao nhiêu thời gian để đi tới một thỏa thuận mới một khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012.
Tuyên bố hôm thứ Hai vào lúc bắt đầu khóa họp về khí hậu kéo dài 2 tuần tại Đức, bà Christiana Figueres, giới chức hàng đầu về khí hậu tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng có vẻ sẽ không có thỏa thuận nào đạt được đúng thời hạn để thay thế Nghị định thư Kyoto.
Như vậy có nhiều khả năng thế giới sẽ không có một văn bản pháp lý nào để ngăn chặn các nước phát ra khí thải nhà kính. Nhưng bà Figueres cho biết các nước quan tâm sẽ đưa ra những sáng kiến để đối phó với điều này.
Nghị định thư Kyoto 1997 yêu cầu gần như tất cả 40 nước công nghiệp hóa đã ký kết Nghị đinh thư phải bớt phát ra khí thải ô nhiễm. Mặc dù nhiều nỗ lực được thực hiện, Cơ Quan Năng lượng Thế giới cho biết lượng khí thải carbon do năng lượng tạo ra trong năm 2010 đã lên tới kỷ lục cao.
Các nhà thương thảo bất đồng ý kiến về vấn đề, liệu các quốc gia công nghiệp hóa có nên cắt giảm khí thải nhiều hơn nữa, hay là buộc những nước đang phát triển nhanh chóng phải làm như vậy .
Theo Cơ Quan Năng lượng Quốc Tế, trong năm 2008, năm nước phát ra khí thải nhiều nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ và Nhật.
Đọc nhiều nhất
1