Đường dẫn truy cập

Các nhà chủ trương địa phương nổi lên trong cuộc bầu cử Hồng Kông khiến Mỹ khó xử


Những người ủng hộ các nhà chủ trương địa phương hô khẩu hiệu gần 1 trạm bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp ở Hồng Kông, ngày 4/9/2016.
Những người ủng hộ các nhà chủ trương địa phương hô khẩu hiệu gần 1 trạm bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp ở Hồng Kông, ngày 4/9/2016.

Cuộc bầu cử của Hồng Kông với những chiến thắng ngoài dự đoán của các nhà hoạt động “chủ trương địa phương” đòi quyền tự quyết trên lãnh thổ tự trị của Trung Quốc đang đặt ra một tình huống khó xử cho Hoa Kỳ.

Washington thường cổ súy cho các phong trào dân chủ trên khắp thế giới, nhưng cũng công nhận Hồng Kông là một đặc khu hành chánh của Trung Quốc kể từ khi Anh quốc trả cựu thuộc địa này lại cho Bắc Kinh năm 1997.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phản ứng thận trọng đối với những chiến thắng đầu tiên của 6 nhà chủ trương địa phương trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp 70 ghế của Hồng Kông hôm 4 tháng 9. Các nhà chủ trương địa phương sẽ hợp cùng 2 đại diện cấp tiến và 22 đại diện ôn hòa trong khối 30 nhà lập pháp “đối lập” mạnh muốn có dân chủ hơn cho Hồng Kông.

Các nhà lập pháp chống Bắc Kinh giành ghế ở Hồng Kông
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:30 0:00

Phản ứng của chính quyền Obama

Trong một thông báo gửi cho đài VOA, người phát ngôn Vụ Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Anna Richey-Allen ca ngợi kết quả bầu cử của Hồng Kông như là một “khẳng định cam kết của người dân tham gia vào tiến trình dân chủ.”

Nhưng bà Richey-Allen không đề cập cụ thể đến các nhà chủ trương địa phương vừa thắng cử. Thay vào đó, bà nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama “mong chờ dịp làm việc với tất cả các nhà lãnh đạo thắng cử để xây dựng các mối quan hệ vững mạnh hơn giữ Hoa Kỳ với Hồng Kông và đạt đến các mục tiêu có lợi cho cả hai bên.”

Liệu một trong những mục tiêu đó có phải là quyền tự quyết của Hồng Kông, một hoài bão các nhà chủ trương địa phương – những người phàn nàn rằng bản sắc của Hồng Kông đang bị Bắc Kinh và làn sóng người di cư Trung Quốc đang đổ vào ngày một nhiều xóa dần đi. Các nhà chủ trương địa phương muốn có những thay đổi trong hiến pháp Hồng Kông để cho phép người dân quyết định liệu họ có muốn tách ra khỏi Bắc Kinh để độc lập sau thời gian tự trị 50 năm kết thúc vào năm 2047 hay không.

Chính phủ Trung Quốc lên án những người sổ súy cho độc lập Hồng Kông và khinh thường họ như những kẻ cực đoan thiểu số. Khi nhà lãnh đạo cao hàng thứ ba của Trung Quốc là ông Trương Đức Giang đi thăm Hồng Kông hồi tháng 5, ông cảnh cáo rằng Hồng Kông chắc chắn sẽ “mục nát” nếu lãnh thổ này từ bỏ công thức tự trị “một nước, hai hệ thống.”

Giới chức cấp cao Trung Quốc thăm Hồng Kông
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:24 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG