Đường dẫn truy cập

Giới hoạt động dân chủ Hong Kong phản đối bạch thư của TQ


Dân Hong Kong biểu tình phản đối bạch thư Trung Quốc vừa công bố, 11/6/14
Dân Hong Kong biểu tình phản đối bạch thư Trung Quốc vừa công bố, 11/6/14
Các giới chức Trung Quốc ở Bắc Kinh vừa xuất bản một văn kiện chính sách vào hôm thứ Ba nhắc nhở cư dân Hồng Kông về tình trạng của thành phố là một phần của Trung Quốc. Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường thuật rằng văn kiện này đã dẫn tới các vụ biểu tình ở Hong Kong, nơi các nhà hoạt động đòi dân chủ nói tài liệu này nhắm mục đích đe dọa những người ủng hộ cho các cải cách chính trị rộng lớn hơn ở vùng đất trước đây là thuộc địa của Anh này.

Các nhà hoạt động đòi dân chủ ở Hong Kong nói rằng Bắc Kinh đang bóp méo ý nghĩa của cụm từ “một quốc gia, hai hệ thống” trong một nỗ lực để kiềm chế sự ủng hộ của công chúng dành cho một nền dân chủ rộng lớn hơn.

Ðó là phản ứng trước một văn kiện chính thức hiếm hoi do Quốc vụ viện Trung Quốc công bố hôm thứ Ba.

Trong văn kiện này, Bắc Kinh nói rằng thuộc địa cũ của Anh thụ hưởng nền dân chủ nhiều hơn và một mức độ tự trị cao sau khi trở về lại với Trung Quốc vào năm 1997, nhưng đồng thời cũng gọi sự tự trị như vậy “không phải là một quyền cố hữu, mà chỉ phát xuất từ sự ủy quyền của lãnh đạo trung ương”.

Ông Joseph Cheng, giáo sư về khoa học chính trị tại trường đại học thành phố Hong Kong, nói:

“Trọng điểm cơ bản của bạch thư là bất cứ quyền lực nào mà Hong Kong có, quyền lực đó thực sự xuất phát từ nhà cầm quyền trung ương và chúng ta nên luôn luôn ca ngợi một quốc gia và một gợi ý về hai hệ thống”.

Bất chấp sự kiện là một phần của Trung Quốc, Hong Kong thụ hưởng những quyền tự do không có được ở đại lục.

Thế nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về sự hiện diện sắp tới của Trung Quốc trong các vấn đề của Hong Kong có thể đe dọa đến ngành báo chí độc lập của thành phố này và xã hội dân sự sinh động ở đây.

Bạch thư thừa nhận một số thách thức trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hong Kong.

Bạch thư nói: “Sự thực hành về “một quốc gia, hai hệ thống” đã đối mặt với những hoàn cảnh mới và vấn đề mới. Một số người ở Hong Kong vẫn chưa cảm thấy thoải mái với những thay đổi. Vẫn có một số người thậm chí còn bối rối hay sai lệch trong sự hiểu biết về “một quốc gia, hai hệ thống” và Bộ luật cơ bản.”

Thảo luận về vai trò của đại lục trong các vấn đề của Hong Kong đặc biệt nhạy cảm khi thành phố này quyết định các chi tiết về chuyện phố thông đầu phiếu mà Bắc Kinh đã hứa cho năm 2017 – 2020.

Trung Quốc đã loại trừ khả năng các công dân sẽ chọn các ứng cử viên vào các chức vụ hàng đầu và nói rằng một ủy ban đề cử đại diện lớn sẽ quyết định người nào được ra tranh cử.

“Bạch thư này là một phần của chiến dịch tuyên truyền của nhà cầm quyền trung ương để cảnh cáo người Hong Kong và gây áp lực lên người Hong Kong phải chấp nhận một hệ thống bầu cử thiếu dân chủ sẽ sớm được Bắc Kinh áp đặt lên cộng đồng Hong Kong”.

Ông Kinman Chan là một trong những người tổ chức Occupy Central - một phong trào dự định chiếm đóng khu trung tâm Hong Kong vào tháng 7 nếu bộ luật bầu cử không hội đủ tiêu chuẩn dân chủ quốc tế.

Ông nói bạch thư nhắm mục đích là một lời cảnh cáo chống lại hoạt động đấu tranh chính trị trong những tháng sắp tới, nhưng nó có thể gây phản tác dụng. Ông nhận định:

“Văn kiện này thực ra có thể giúp huy động thêm nhiều người Hong Kong bày tỏ quan điểm của mình, để tiếng nói của họ được nghe.”

Trong một thông cáo công bố hôm nay, Hội Luật gia Hong Kong đả kích bạch thư của Bắc Kinh và nói rằng nó hạ giảm tính độc lập của các tòa án ở Hong Kong.

Thông cáo nói các thẩm phán và tòa án không thể bị coi như những người điều hành làm công tác chính trị.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG