Đường dẫn truy cập

Đảng ủng hộ dân chủ Miến Điện cho hay lãnh đạo của họ thắng cử


Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi vui mừng trước kết quả bầu cử ở Yangon, 1/4/2012
Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi vui mừng trước kết quả bầu cử ở Yangon, 1/4/2012

Đảng tranh đấu cho dân chủ Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi nói bà đã thắng ghế trong quốc hội mặc dù đã xảy ra những bất thường trong cuộc bầu cử bổ sung hôm Chủ nhật. Từ Rangoon, thông tín viên Daniel Schearf tường trình nếu như bà được xác nhận là người thắng cử, kỳ vọng đặt vào khôi nguyên giải Nobel hòa bình cũng rất cao.

  • Những Con Số Về Quốc Hội Miến Điện
  • -Ngành lập pháp gồm 440 ghế Hạ viện, 224 ghế Thượng viện, 14 nghị viện khu vực.


  • -25% số ghế do quân đội chọn trong số các quân nhân.


  • -Đảng Đoàn Kết Thống Nhất và Phát Triển USDP chiếm 76% số ghế trong cuộc bầu cử năm 2010.


  • Bầu cử bổ sung ngày Chủ nhật 4/1/2012

  • -Các ứng viên tranh 45 ghế.


  • -160 ứng cử viên của 17 đảng và 8 ứng cử viên độc lập ra tranh kỳ này.

Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi đã ăn mừng tại trụ sở của đảng Liên Minh Toàn Quốc Đấu Tranh cho Dân Chủ NLD sau khi đảng loan tin bà đắc cử.

Luật sư Daw Nwe Ni Aung nói bà tin là người phụ nữ được biết đến qua lối gọi là “bà” một cách đầy kính mến sẽ giúp cho đời sống người dân Miến Điện tốt đẹp hơn khi bà tiến vào quốc hội. Luật sư này nói: "Tôi tin bà sẽ cố gắng hết sức để phục vụ tốt đẹp cho nhân dân. Bà sẽ làm tròn những đòi hỏi của một dân tộc đã chịu quá nhiều thống khổ."

Nhân viên khách sạn tên Yamin nói chỉ có bà Aung San Suu Kyi mới có thể đáp ứng được những nhu cầu của Miến Điện: "Tôi tin tất cả những gì bà nói trong cuộc vận động tranh cử. Tôi tin bà sẽ làm tất cả những gì bà nói."

Mặc dù những người ủng hộ đảng NLD sớm ăn mừng, lại có những lời tố cáo có những bất thường trong cuộc bầu cử. Ma Mee Mee làm việc với một tổ chức xã hội dân sự theo dõi cuộc bầu cử, phát biểu: "Trên khắp nước có những cử tri không thể bỏ phiếu mặc dù họ đã đăng ký. Lại có những lá phiếu thêm vào, do những người bỏ phiếu đến 2 lần, lá phiếu bất hợp pháp có sáp ở trên, có những người đã được khai tử lại trở thành cử tri bỏ phiếu."

Bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD không tham gia cuộc bầu cử đầy tì vết năm 2010 vì chính phủ quân nhân đã quản thúc tại gia bà lúc đó.

Nhưng việc họ trả tự do cho bà và những cải tổ gây ngạc nhiên của chính phủ được quân đội hậu thuẫn làm nảy sinh những hy vọng là bà có thể giúp tiến đến dân chủ bên cạnh những người từng đàn áp dân chủ trong nhiều thập niên.

</p>

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG