Đường dẫn truy cập

BBC bị áp lực nặng nề vì cuộc phỏng vấn Công nương Diana 25 năm trước


Tư liệu- Những hàng tít lớn trên báo chí Anh phản ứng trước cuộc phỏng vấn Công nương Diana do phóng viên BBC Martin Bashir thực hiện năm 1995. (AP Photo/Martin Cleaver, File)
Tư liệu- Những hàng tít lớn trên báo chí Anh phản ứng trước cuộc phỏng vấn Công nương Diana do phóng viên BBC Martin Bashir thực hiện năm 1995. (AP Photo/Martin Cleaver, File)

Chính phủ vương quốc Anh hôm 21/5 cam kết sẽ xem xét cách đài phát thanh BBC được điều hành, sau khi một cuộc điều tra chỉ trích cách làm thế nào BBC đã dàn xếp được cuộc phỏng vấn bom tấn với Công nương Diana vào năm 1995, khiến Hoàng Tử Williams giờ lên tiếng nặng nề chỉ trích đài BBC, điều chưa từng xảy ra trước đây.

Một cuộc điều tra độc lập hôm 20/5 kết luận rằng nhà báo Martin Bashir đã nói dối và có hành vi lừa đảo để thuyết phục Công nương Diana đồng ý cho phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn này, bà tiết lộ những chi tiết thầm kín của cuộc hôn nhân thất bại với Hoàng tử Charles, người kế vị ngai vàng Anh Quốc.

Cuộc điều tra còn mạnh mẽ đả kích BBC về cuộc điều tra nội bộ “đặc biệt vô hiệu quả” vào năm sau cuộc phỏng vấn, và che đậy hành vi sai trái của nhà báo Bashir.

Theo Reuters, ông Bashir đã lừa Bá tước Spencer, em trai của Diana, để ông này tin rằng nhân viên của Diana do thám công nương Diana và do đó không đáng tin cậy.

Trong một tuyên bố dùng những lời đả kích gay gắt, quý tử của Công nương Diana, Hoàng Tử Williams, 38 tuổi, nói cách thức cuộc phỏng vấn được dàn xếp mang tính cách “dối trá.”

“Cuộc phỏng vấn mang lại nỗi buồn không lời nào diễn tả được, khi biết về những sự thất bại của BBC đã đóng góp đáng kể làm tăng nỗi sợ hãi, hoang tưởng, và cô lập của bà, mà tôi còn nhớ trong những năm cuối cùng còn mẹ.”

Em trai của William, Hoàng tử Harry, nói rằng cuộc phỏng vấn đó là một phần trong một loạt cách hành xử ‘vô đạo đức’ mà cuối cùng đã đưa mẹ ông tới cái chết.

Công nương Diana qua đời ở tuổi 36 trong một tai nạn xe hơi ở Paris vào năm 1997, trong tình trạng đã trở thành một người bị gạt bỏ ra ngoài hoàng gia, mà bà nghi ngờ là đã phương hại tới bà giữa lúc quan hệ với Thái tử Charles tan vỡ.

BBC đã ngỏ lời xin lỗi về những thất bại của mình, nhưng nhiều bộ trưởng, báo chí, người chỉ trích và một số người ủng hộ nói rằng giai đoạn này nêu lên những nghi vấn về cách tài trợ cho BBC, một hệ thống truyền thông được tài trợ bằng công quỹ.

Bộ trưởng Tư pháp Anh, Robert Buckland, nói “không làm gì cả” không phải là một chọn lựa sau cuộc điều tra do cựu thẩm phán Tòa Tối cao Vương quốc Anh John Dyson thực hiện.

Bộ trưởng Truyền thông Oliver Dowden nói cơ quan của ông sẽ duyệt lại xem có cần cải tổ thêm hay không trong khi phê duyệt hiến chương của BBC vốn đã có lịch sử 98 năm, dự kiến diễn ra vào năm 2022, trước khi gia hạn hiến chương này vào năm 2027.

“Tôi rõ ràng quan tâm tới những kết luận của phúc trình của Lord Dyson,” Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với các phát thanh viên.

Một số người trong chính phủ bảo thủ của ông, kể cả cá nhân ông Johnson, tỏ thái độ hoài nghi về mô thức tài trợ cho BBC – một hình thức thu phí đối với tất cả các hộ gia đình có Tivi, trong khi nhiều người khác tố cáo rằng BBC thiên vị về mặt chính trị.

BBC Tiếng Việt cho biết, nhân vật ở trung tâm câu chuyện, nhà báo Martin Bashir, 58 tuổi, đã rời BBC vào trung tuần tháng 5, với lý do sức khỏe.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG