Đường dẫn truy cập

Thỏa thuận liên Triều: Bắc Triều Tiên dễ bị tác động bởi những lời chỉ trích?


Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh" hôm 21/8.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh" hôm 21/8.

Thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên nhằm chấm dứt một vụ giằng co quân sự vì vụ nổ mìn làm 2 binh sĩ miền Nam bị cụt mất chân cho thấy Bắc Triều Tiên dễ bị tác động của những lời chỉ trích từ bên ngoài, theo nhận định của các chuyên gia Hoa Kỳ.

Hai nước Triều Tiên đạt được thỏa thuận sớm thứ ba, giờ địa phương, sau hơn 43 giờ đồng hồ bàn luận ráo riết. Trong thỏa thuận, Bắc Triều Tiên bày tỏ sự hối tiếc về hành động hung hăng đối với Nam Triều Tiên, trái ngược hẳn với lập trường trước đó.

Thông tấn xã Trung ương Bắc Triều Tiên nói: “Miền bắc bày tỏ sự hối tiếc về vụ nổ mìn mới đây xảy ra ở vùng phía nam của Khu Phi Quân sự dọc theo đường phân ranh quân sự, gây thương tích cho binh sĩ của miền nam.”

Đổi lại, Nam Triều Tiên đồng ý ngưng phát loa phóng thanh xuyên qua khu Phi quân sự.

Ông Victor Cha, một chuyên gia về Triều Tiên của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược CSIS, nói rằng thỏa thuận cho thấy Bình Nhưỡng thiết tha mong muốn ngăn chặn các chiến dịch tuyên truyền.

Ông Cha nói, “Tôi nghĩ nó thực sự nói lên mức độ khẩn thiết trong việc ngưng các chương trình phát thanh đó. Người ta có cảm tưởng là họ thực sự muốn cấp thiết đình chỉ việc phát loa phóng thanh bởi vì họ rất nhạy cảm về tính chất hợp pháp của giới lãnh đạo ngay lúc này”. Ông Cha nói, ý muốn đề cập đến việc ông Kim Jong Un lên nắm quyền.

Một số chuyên gia coi thỏa thuận là một kết quả của lập trường cứng rắn của Seoul trước những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye yêu cầu Bắc Triều Tiên tạ lỗi trong khi các giới chức an ninh của hai bên tìm cách chung quyết thỏa thuận.

Ông Ralph Cossa, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương của CSIS ở Honolulu, nói rằng sự kiên nhẫn của Nam Triều Tiên đối với Bắc Triều Tiên đã mòn mỏi sau một loạt hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng, ám chỉ vụ tấn công mà Bắc Triều Tiên bị cáo buộc nhắm vào chiếc tàu hải quân của Nam Triều Tiên và vụ pháo kích một hòn đảo của Nam Triều Tiên gây thiệt mạng cho 50 người.

Ông Cossa nói: “Nam Triều Tiên chỉ nói rằng chúng tôi không chấp nhận việc này nữa. Họ đang có hành động quyết liệt với miền Bắc, và tôi cho rằng chủ yếu là Bắc Triều Tiên đã nao núng.”

Một số người cho rằng thỏa thuận phục vụ cho lợi ích của cả hai bên.

Ông Frank Jannuzi, chủ tịch Quỹ Mansfield, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ sự thông cảm và hợp tác tốt hơn giữa Hoa Kỳ và châu Á, nêu nhận định:

“Tôi nghĩ cả hai bên đều có lợi. Bắc Triều Tiên giành được sự chú ý của miền Nam, bên này có lẽ đã mở cửa cho một vài bước tiếp xúc khiêm tốn. Miền Nam vẫn kiên quyết trước hành vi khiêu khích của miền Bắc, và chưa đưa ra những nhượng bộ một chiều đối với miền Bắc để tìm cách thuyết phục Bắc Triều Tiên cư xử tốt hơn.”

Theo thỏa thuận liên Triều, hai nước Triều Tiên sẽ mở các cuộc đàm phán cấp chính phủ vào một thời điểm sớm nhất. Thỏa thuận cũng đề nghị nối lại các cuộc đoàn tụ những gia đình bị phân ly cho kịp ngày lễ Chuseok, nhân mùa thu hoạch hàng năm của Triều Tiên bắt đầu vào cuối tháng 9.

Hai bên đã bất đồng về vụ tấn công bằng mìn từ ngày 10 tháng 9, khi miền Nam tố cáo miền Bắc cài mìn ở phía nam khu phi quân sự. Nam Triều Tiên đã yêu cầu Bắc Triều Tiên xin lỗi về vụ tấn công đó, nhưng miền Bắc lại không chịu nhận là có can dự vào vụ tấn công. Trong khuôn khổ hành động trả đũa Bình Nhưỡng, Seoul đã tiếp tục những chương trình phát thanh bằng loa hướng về Bình Nhưỡng lần đầu tiên từ 11 năm, khiến Bình Nhưỡng cực lực phản đối.

Bắc Triều Tiên tuyên bố ‘tình trạng tương tự như chiến tranh’ với Hàn Quốc (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:00 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG