Đường dẫn truy cập

Bắc Kinh: Tàu Việt Nam cố tình đâm tàu Trung Quốc ở Biển Đông


Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới Trung Quốc Dịch Tiên Lương nói Việt Nam đã gửi tàu vũ trang tới điểm nóng này trong khi Trung Quốc chỉ đưa các tàu dân sự ra đây.
Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới Trung Quốc Dịch Tiên Lương nói Việt Nam đã gửi tàu vũ trang tới điểm nóng này trong khi Trung Quốc chỉ đưa các tàu dân sự ra đây.
Trung Quốc ngày 8/5 tố cáo tàu Việt Nam cố tình húc vào tàu Trung Quốc tại khu vực đang có tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông và yêu cầu Hà Nội phải rút hết tàu ra khỏi nơi mà Bắc Kinh cho đặt giàn khoan Hải Dương 981.

Reuters cùng ngày dẫn lời ông Dịch Tiên Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói thêm rằng phía Việt Nam đã gửi tàu vũ trang tới điểm nóng này trong khi Trung Quốc chỉ đưa các tàu dân sự ra đây.

Phát biểu của ông Dịch được đưa ra một ngày sau khi giới chức Việt Nam mở cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội trưng hình ảnh video, tố cáo tàu Trung Quốc với sự yểm trợ của máy bay ‘hung hăng’ ‘chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam’, phun vòi rồng làm hỏng tàu Việt Nam, và gây thương tích cho ít nhất 6 nhân viên kiểm ngư Việt Nam.
Giới chức Việt Nam mở họp báo quốc tế tại Hà Nội trưng hình ảnh video, tố cáo tàu Trung Quốc với sự yểm trợ của máy bay ‘chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam’
Giới chức Việt Nam mở họp báo quốc tế tại Hà Nội trưng hình ảnh video, tố cáo tàu Trung Quốc với sự yểm trợ của máy bay ‘chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam’

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam, nói Trung Quốc huy động 80 tàu ra bảo vệ giàn khoan Hải Dương, trong số này có 7 tàu quân sự.

Giới chức Việt Nam khẳng định phía Việt Nam không có tàu quân sự tại hiện trường.

Căng thẳng bùng nổ sau khi Trung Quốc hồi cuối tuần cho dựng giàn khoan của công ty dầu khí quốc doanh CNOOC gần quần đảo Hoàng Sa nơi Việt-Trung đều tuyên bố nhận chủ quyền.

Hà Nội nói giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chừng 220 cây số, vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Trung Quốc phản bác rằng ‘hoạt động hợp pháp’ của công ty CNOOC ‘trong lãnh hải Trung Quốc’ ‘không liên can tới Việt Nam’ và yêu cầu Hà Nội ngưng các hành vi ‘gây rối.’

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trình Quốc Bình, ngày 8/5 bác bỏ cáo buộc của Việt Nam cho rằng Bắc Kinh ‘gây hấn’ ở Biển Đông.

Ông Trình phủ nhận có ‘đụng độ’ giữa hai nước Việt-Trung tại khu vực tranh chấp. Ông nói sự việc này ‘chỉ là một sự bất đồng quan điểm trong một số tranh chấp.’

Ông Trình nói Việt Nam cần hiểu rằng khu vực tranh chấp thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đương nhiên Bắc Kinh sẽ giữ vững các lợi ích cốt lõi của mình và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
please wait

No media source currently available

0:00 0:04:59 0:00
Tải xuống
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng vụ tranh chấp ‘có thể kiểm soát được’ và không phản ánh mối quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt-Trung.

Ông Trình nhấn mạnh Việt-Trung có thể giải quyết tranh chấp bằng cách thương lượng ôn hòa.

Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu về Biển Đông được nhiều người biết tiếng tại Việt Nam cho rằng động thái vừa rồi của Trung Quốc ở Biển Đông là ‘nguy hiểm.’

Ông Dương Danh Dy nói:

“Đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm, một bước leo thang mới của Trung Quốc. Việt Nam trước tình hình này không thể lùi được nữa.”
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.


Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, Dương Danh Dy, nói Việt Nam đủ sức đương đầu với Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bất chấp sự bất tương quan lực lượng về quân sự:

“Theo tôi, Việt Nam đủ sức chứ. Thứ nhất, đây là lãnh thổ của Việt Nam. Thứ hai, đây là gần Việt Nam, cách đảo Lý Sơn hơn 200 cây số thôi. Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng đã có những trang bị quân sự mới. Tôi nghĩ, Việt Nam có cách xử lý theo kiểu Việt Nam. Bao nhiêu lần chúng ta vẫn đánh bại hết quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh. Ngày xưa và bây giờ cũng như thế thôi. Bây giờ, cùng một lúc họ vừa xâm phạm lãnh thổ-lãnh hải Việt Nam, vừa nhằm để khai thác dầu lửa của nước Việt Nam. Nếu bây giờ mình lùi được mũi khoan này thì họ sẽ tiến mũi khoan khác và làm những chuyện khác nữa. Với Trung Quốc thì ta biết rõ họ quá rồi.”

Phát biểu nhân chuyến công du Hà Nội hôm nay (8/5), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, nhắc lại sự quan ngại của Washington về ‘cách hành xử nguy hiểm’ và ‘uy hiếp’ trong vụ tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Russel nói cả Việt Nam và Trung Quốc đều có quyền tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Vẫn theo lời ông, Hoa kỳ không đứng về bên nào nhưng Mỹ và cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.

Cùng ngày hôm nay, Nhật lên tiếng bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về thái độ của Bắc Kinh trong vụ việc và kêu gọi Trung Quốc tự chế.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói Tokyo nhận thấy vụ này là một phần trong các hoạt động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc.

Trong khi đó, 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đồng loạt kêu gọi mọi người tuần hành chống Trung Quốc vào chủ nhật tuần này tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn để bày tỏ sự phản đối của dân chúng Việt Nam trước ‘hành vi xâm lược’ của Bắc Kinh.

Các cuộc biểu tình tương tự trước đây đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh Việt Nam trấn dẹp, với nhiều người bị hành hung và bắt bớ.

Video Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư Việt Nam ở Biển Ðông

VOA Express

XS
SM
MD
LG