Đường dẫn truy cập

Bắc Kinh kêu gọi Mỹ công bằng với nhà đầu tư Trung Quốc


Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng lên sau khi kí tại Fort Drum, New York, ngày 13 tháng 8, 2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng lên sau khi kí tại Fort Drum, New York, ngày 13 tháng 8, 2018.

Trung Quốc hôm thứ Ba kêu gọi Washington chớ lợi dụng sai trái những lo ngại về an ninh để cản trở hoạt động kinh doanh sau khi Tổng thống Donald Trump kí một đạo luật mở rộng thẩm quyền của một ủy ban thẩm định đầu tư.

Luật được ông Trump kí vào ngày thứ Hai mở rộng thẩm quyền của một ủy ban an ninh của chính phủ có nhiệm vụ săm soi các khoản đầu tư nước ngoài. Luật này bắt nguồn từ những than phiền rằng các công ty Trung Quốc đang lợi dụng những lỗ hổng trong luật pháp của Mỹ để thủ đắc một cách sai trái công nghệ và thông tin có thể là nhạy cảm.

"Hoa Kỳ nên đối xử với các nhà đầu tư Trung Quốc một cách khách quan và công bằng và tránh biến việc thẩm định an ninh quốc gia thành một trở ngại đối với hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc và Hoa Kỳ," một thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc nói.

Các chính phủ khác bao gồm Đức và Anh cũng bất an về mức đầu tư tăng cao của Trung Quốc, vai trò hậu trường của chính quyền Bắc Kinh và việc mua lại công nghệ mà có thể được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc được coi là một tài sản kinh tế quan trọng.

Ủy ban an ninh của Mỹ, được gọi là CFIUS, thẩm định các vụ nước ngoài thu mua tài sản của Mỹ để xác định những đe dọa an ninh khả dĩ. Những người chỉ trích nói rằng luật qui định thẩm quyền của cơ quan này, được cập nhật lần gần đây nhất là một thập niên trước, đã lỗi thời và không xét tới các chiến thuật được sử dụng bởi một số công ty Trung Quốc.

Luật được ông Trump kí mở rộng thẩm quyền của CFIUS để bao gồm các thực thể mà có thể sở hữu một cổ phần thiểu số trong một công ty đứng ra mua tài sản. Nó cũng cho CFIUS thẩm quyền ngăn chặn việc đánh mất thông tin cá nhân nhạy cảm.

Luật cũng cho phép CFIUS thẩm quyền tiến hành các cuộc điều tra của riêng mình thay vì đợi bên mua tìm kiếm sự chấp thuận.

Các nhà lập pháp đề xuất luật này năm ngoái bày tỏ lo ngại rằng các công ty Trung Quốc đang sử dụng các liên doanh với các công ty nước ngoài hoặc cổ phần thiểu số trong các liên doanh để tiếp cận công nghệ nhạy cảm.

Tháng trước, một đề nghị từ Trung Quốc mua một công ty điện lực của Đức đã bị chặn lại khi một công ty điện lực quốc doanh đứng ra mua. Các bản tin tức ở Đức cho biết Berlin cũng định sẽ ngăn chặn Trung Quốc mua lại một công ty kĩ thuật nhưng nhà chức trách cho biết đề xuất này đã được rút lại.

Cũng trong tháng trước, chính phủ Anh công bố một đề xuất mở rộng thẩm quyền của họ nhằm ngăn chặn các vụ nước ngoài thu mua tài sản mà đề ra những lo ngại về an ninh. Luật sẽ áp dụng cho các thỏa thuận mà trong đó một bên mua nước ngoài mua lại ít nhất là 25 phần trăm một công ty.

Đức và các chính phủ khác cũng phàn nàn rằng các công ty của họ bị cấm mua hầu hết các tài sản của Trung Quốc giữa lúc các công ty Trung Quốc vung tiền thu mua tài sản khắp toàn cầu trị giá hàng tỉ đôla.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG