Đường dẫn truy cập

Bắc Kinh: Chiến dịch đuổi lao động di cư khỏi thủ đô 


Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ.
Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ.

Tiếp theo sau trận hỏa hoạn trong đó 19 người bị thiệt mạng, gần phân nửa là trẻ em, chính quyền Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch quy mô, viện lý do nâng cao sự an toàn trong thành phố, để đuổi hàng chục ngàn lao động di cư ra khỏi nơi cư ngụ.

Tiến trình này đang tiếp diễn tại hàng chục ngôi làng trên khắp thủ đô, nhiều nơi cách xa địa điểm xảy ra hỏa hoạn. Trong một số trường hợp, nhiều dãy nhà đã bị san bằng. Tại nhiều cộng đồng khác, các cửa hàng và nhà hàng ở tầng trệt bị buộc phải đóng cửa, khiến cư dân ở gần đó không có hàng quán để ăn cùng những tiện nghi khác.

Cảnh sát truy bắt lao động nhập cư trái phép ở Bắc Kinh
Cảnh sát truy bắt lao động nhập cư trái phép ở Bắc Kinh

Mất mát lớn, tương lai đầy bất định

Sau trận hỏa hoạn, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ đã phát động một chiến dịch kéo dài 40 ngày để gọi là dẹp bỏ những tình huống rủi ro đe dọa sự an toàn của thành phố. Nhưng trên thực tế, đối với nhiều người, chiến dịch này là một cuộc tấn công toàn diện nhắm vào thành phần lao động nhập cư, là những người đã từng giúp thành phố hoạt động. Chiến dịch này còn là một nỗ lực quyết liệt để kiểm soát cư dân được sống trong thủ đô.

Gần đây, nhiều người phải hối hả đi tìm nơi cư ngụ mới. Nếu không, họ chờ đợi trong lo âu để lắng nghe những tiếng gõ cửa ban đêm, và có thể, được lệnh phải ra khỏi nhà.

Một số nơi như làng Xinjian gần nơi xảy ra hỏa hoạn, trông không khác nào như một vùng chiến sự.

Nhiều tòa nhà trong làng Xinjian đã bị phá hủy, hoặc nếu không bị phá hủy, thì các tòa nhà cũng bị làm hư hại tới mức không còn có thể ở được, với những cửa sổ bị đập vỡ và nhiều bức tường bị phá hủy dở dang.

Xục xạo để vớt vát những gì còn lại từ một nhà hàng ở Daxing, nơi ông từng làm việc, một người đàn ông lớn tuổi tên Sun đang tìm cách cậy một tấm che tường bằng kim loại.

Nhiều mảnh kính vỡ vương vãi kháp sàn nhà giữa những bàn ghế bị bỏ lại. Chẳng còn lại gì từ đống đổ nát của quán ăn cũ. Chủ cửa hàng, cũng là một người đồng hương của ông đến từ tỉnh Hồ Bắc, không có lựa chọn nào khác hơn là về quê.

Ông Sun kể:

"Họ bây giờ đang làm việc đồng áng trong khi chờ xem có bất kỳ công việc nào khác ở nơi nào khác hay không”.

Giữa lúc chiến dịch bắt đầu đi vào giai đoạn quyết liệt, nhiều người bị buộc phải gấp rút rời bỏ địa điểm kinh doanh hoặc nhà ở, ngay sau khi được lệnh.

Trong một số trường hợp, lao động di cư chỉ có một vài giờ để thu gom đồ đạc để ra đi.

Đối với một số người, bỏ lại hết để về quê không chỉ là bỏ lại công việc sau lưng. Ông Sun nói ông chủ nhà hàng, như nhiều người khác, kể như mất trắng số tiền đã đầu tư.

"Có một cửa hàng ở đàng kia, họ mới mở ra cách đây có một năm", ông Sun nói.

"Chủ đầu tư đã đổ vào đấy khoảng 36.000 đô la, giờ thì cái nhà hàng đó đã bị phá hủy, ai biết được liệu họ có nhận được bất cứ khoản tiền bồi thường nào hay không".

Không có điện, không có máy suởi

Lao động di cư ở Bắc Kinh.
Lao động di cư ở Bắc Kinh.

Bên kia thành phố tại một làng khác, làng Xianning Hou, tất cả các cửa hàng ở tầng trệt đều bị đóng cửa. Nhân viên an ninh địa phương đi tuần trên các đường phố, và người ta thấy mấy người đàn ông bê một một chiếc tủ lạnh soda và thiết bị khác lên môt chiếc xe tải.

Trong một cửa hàng dọc theo con đường chính của Xianing Hou, các chủ nhân của một nhà hàng tụm lại bên trong quán ăn đã đóng cửa. Họ nói trước đó, hàng chục nhân viên an ninh đã tới nhà hàng, lấy mang đi các thùng chứa khí đốt để họ không còn có thể tiếp tục kinh doanh. Nếu chống cự, họ sẽ bị bắt. Họ dự tính rời khỏi Bắc Kinh để quay về Hắc Long Giang.

"Tại nơi chúng tôi cư ngụ, không có chỗ để ăn, không thể nấu bất cứ thứ gì và máy sưởi đã bị tắt", một người đàn ông kể. "Không được dùng than, khí đốt hoặc điện, không có cách nào để nấu ăn."

Không chỉ có các làng mạc, nhà ở và nhà hàng đang bị nhắm mục tiêu, mà ngay cả các trung tâm thương mại cũng thế. Trong một số trường hợp, một số chủ nhà hoặc cán bộ địa phương hình như đã lợi dụng chiến dịch này như một cái cớ để đuổi sạch cư dân ra khỏi nơi ở của họ. Trong một số trường hợp, mục tiêu duy nhất là để tăng giá cho thuê hoặc phá hủy toàn bộ khu phức hợp để xây dựng lại.

Một nguồn thu nhập chính cho chính quyền địa phương ở Trung Quốc là các giao dịch địa ốc.

Tại một khu phức hợp ở phía đông thành phố, một hàng rào kim loại cao và bóng loáng đã được dựng lên bao quanh hơn một chục cửa hàng. Một số cửa hàng hình như đã bị bỏ trống trong một thời gian, nhưng nhân viên tại các cửa hàng khác, một cửa hàng ô tô và dịch vụ chuyển hàng, vẫn bận rộn.

Như trong nhà tù

Các chủ doanh nghiệp không biết họ có thể cầm cự bao lâu tại đó, hoặc tại sao hàng loạt cửa hàng sắp sửa bị san bằng.

Một người đàn ông nói:

“Có cảm giác như chúng tôi đang ở trong tù.”

Một nhân viên của dịch vụ chuyển hàng nói mặc dù công ty có giúp đôi chút, như hỗ trợ tiền di chuyển và trợ cấp sinh hoạt, những ngày vừa rồi đối với ông vô cùng bận rộn.

"Chủ nhà đang đuổi tôi ra khỏi nhà, tôi không biết sẽ đi đâu", ông nói. "Sau khi giao xong món hàng này, tôi lại phải đi tìm một căn hộ."

Lao động đi cư dùng cơm trưa ở Bắc Kinh
Lao động đi cư dùng cơm trưa ở Bắc Kinh

Gần làng Nam Shuangshu, hơn một chục cư dân bị đuổi nhà đang chờ bên ngoài văn phòng quản lý của một khu chung cư mới xây, để được trả lại tiền đặt cọc.

Một chiếc xe tải di chuyển chậm chạp vì trên đó chất đầy đồ đạc của những người đang rời thành phố.

Một người tên Trương cho biết ông đã bỏ ra hàng ngàn nhân dân tệ để mua nhiên liệu, chỉ để lái xe đi tìm một nơi ở mới.

Cuối cùng, ông tìm thấy một ngôi nhà bên ngoài thành phố để sinh sống, tiền thuê vào khoảng 220 đồng một tháng.

Ông nói:

"Tôi không nói tới một nơi mà những người giàu có ở, chỉ cần một nơi có phòng tắm, ấm áp, nơi tôi có thể nấu ăn và sinh hoạt ăn uống, thế là đủ rồi".

Tại khu chung cư không thấy có dấu hiệu gì cho thấy toà nhà sẽ bị phá hủy hoặc vi phạm các quy định về an toàn. Tuy nhiên, cư dân ở đó cũng bị cuốn vào chiến dịch “làm thành phố an toàn này”.

Thành phần thấp kém

Cách nhà chức trách cưỡng bức dân phải khăn gói ra đi ngay sau khi được lệnh, đã gây phản ứng dữ dội trên mạng và từ các học giả có lập trường cấp tiến. Ngay cả các phương tiện truyền thông của nhà nước cũng lên tiếng.

Ông Hu Xingdou, một nhà kinh tế thuộc Học viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết, trong khi ông bất đồng với các phương pháp của nhà chức trách, nhìn từ quan điểm của chính quyền, việc kiểm soát cư dân là điều cần thiết, bởi vì thành phần lao động di cư được coi như một nguồn gây bất ổn xã hội tại các thành phố lớn.

Ông nói:

"Bắc Kinh dự tính thay đổi tận gốc một số ngành công nghiệp cấp thấp, mà nhà chức trách tin là phù hợp hơn với vị thế của một thủ đô.

“Bắc Kinh không phải là một trung tâm kinh tế, mà là một thủ đô, dân số và các điều kiện giao thông phải được kiểm soát."

Tuy nhiên, đối với những nạn nhân bị cuốn vào cơn lốc của chiến dịch, thì những gì đang xảy ra không được công bằng và nhắm trực tiếp vào cá nhân họ, một số người cho rằng chính quyền thành phố đang nhắm vào "giai cấp thấp kém", một cụm từ mà các phương tiện truyền thông nhà nước từng sử dụng để mô tả thành phần lao động nhập cư.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một công nhân di cư trẻ tuổi mới bị đuổi ra khỏi nhà đang chờ lấy lại tiền đặt cọc. Anh đặt câu hỏi:

"Làm thế nào để xác định thành phần thấp kém? Chúng tôi tất cả đều là công dân Trung Quốc, cấp thấp hay cấp cao là gì? Các ông không thể xác định giai cấp bằng số tiền mà một người làm ra."

Chiến dịch được phát động hơn một tháng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết xây dựng một đất nước công bằng hơn tại một hội nghị chính trị cấp cao. Ông còn hứa sẽ làm cho Đảng Cộng sản trở nên nhạy cảm hơn và đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Chính quyền phủ nhận việc mô tả thành phần lao động nhập cư là "cấp thấp " và cụm từ này đã bị chặn trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Nhưng đối với nhiều người, thông điệp của chiến dịch dọn quang thủ đô rất rõ ràng: đó là hãy về quê đi.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG