Đường dẫn truy cập

ASEAN cân nhắc không mời lãnh đạo quân đội Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh


Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing, ảnh chụp hồi tháng 6/2021.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing, ảnh chụp hồi tháng 6/2021.

Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á sẽ thảo luận trong ngày thứ Sáu 15/10 về việc không mời lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của khối ASEAN, các nguồn tin nói với Reuters, giữa lúc áp lực đang gia tăng đối với chính quyền quân sự hòng đòi họ tuân thủ một lộ trình hòa bình đã đạt được.

Cuộc họp của các ngoại trưởng được tổ chức khi chính quyền Myanmar loại trừ việc cho phép một đặc phái viên của khu vực gặp nhà lãnh đạo bị tước quyền là bà Aung San Suu Kyi, hiện bà đang bị xét xử về nhiều tội danh kể từ khi chính phủ dân bầu của bà bị lật đổ trong cuộc đảo chính hôm 1/2.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt một kế hoạch 5 điểm với ông Min Aung Hlaing vào tháng 4, nhưng một số thành viên của khối đã chỉ trích việc quân đội Myanmar không thực hiện kế hoạch, trong đó có việc đối thoại giữa tất cả các bên, tiếp cận nhân đạo và chấm dứt thù địch.

Theo nhiều nguồn tin ở các nước thành viên ASEAN, bao gồm các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ, cuộc họp qua mạng hôm 15/10 sẽ do chủ tịch ASEAN Brunei chủ trì.

Malaysia, Singapore và Indonesia tỏ ý là họ ủng hộ việc không mời ông Min Aung Hlaing dự hội nghị thượng đỉnh qua mạng từ ngày 26-28/10, và đang thúc đẩy sự đồng thuận giữa 9 quốc gia ASEAN, ba trong số các nguồn tin cho biết. Myanmar là thành viên thứ 10 của ASEAN.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 14/10 lên tiếng ủng hộ việc loại trừ ông Min Aung Hlaing khỏi các hội nghị thượng đỉnh trong tương lai, đồng thời nói thêm rằng ASEAN không thể tiếp tục có lập trường trung lập đối với Myanmar.

Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 1.100 người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính ở Myanmar, chủ yếu là trong cuộc trấn áp của lực lượng an ninh đối với các cuộc đình công và biểu tình ủng hộ dân chủ, trong đó hàng nghìn người đã bị bắt giữ.

Erywan Yusof, đặc phái viên của ASEAN về vấn đề Myanmar, hồi tuần trước xác nhận rằng một số thành viên của khối đã "thảo luận sâu" về việc không mời nhà lãnh đạo quân sự.

Một chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ lâu của vị phái viên tới Myanmar đã bị trì hoãn trong những tuần gần đây. Phát ngôn viên của chính quyền quân sự là Zaw Min Tun cho hay trong một văn bản hôm 13/10 rằng giới quân đội sẽ không ngăn chặn ông Erywan đến thăm nhưng sẽ không cho phép ông gặp bà Suu Kyi, vì bà bị cáo buộc phạm tội.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG