Đường dẫn truy cập

Các công ty chế biến hải sản Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá tôm - 2004-02-17


Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ tức USITC, sắp đưa ra phán quyết về việc liệu các nhà nuôi tôm ở Hoa Kỳ có bị thiệt hại vì tôm nhập từ nước ngoài hay không. Đây là một trở ngại chính mà các nhà sản xuất tôm Mỹ phải vượt qua để chính phủ đánh thuế trên số tôm nhập với giá rẻ.

Hôm 31 tháng 12 năm ngoái, các nhà nuôi tôm Mỹ đã đệ đơn kiện 6 nước Á châu và Nam Mỹ bán phá giá tôm đông lạnh và đóng hộp xuất sang Hoa Kỳ. Vụ kiện này nhắm vào Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Ecuador.

Các nhà xuất khẩu tôm bác bỏ chuyện bán phá giá và nói rằng vì muốn bảo vệ các cơ sở kinh doanh của mình nên Hoa Kỳ đã coi thường nguyên tắc mậu dịch tự do.

Các công ty chế biến thủy sản của Việt Nam đã thuê một tổ hợp luật sư Mỹ để bảo vệ cho các quyền lợi của mình và chống lại mọi cố gắng đòi tăng thuế nhập tôm. Theo các cơ quan truyền thông địa phương thì các nhà sản xuất tôm sẽ phải chi ra tới 1 triệu rưởi đôla cho vụ kiện cáo này.

Tổng giám đốc Vụ trưởng, Trưởng ban Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại, ơng Nguyễn Hữu Chí cho rằng vụ kiện này đi ngược với tinh thần bản hiệp định thương mại Việt Mỹ và là bằng chứng bảo hộ mậu dịch.

Trước khi xảy ra vụ tranh chấp này, Hà Nội và Washington cũng đã tranh cãi gay gắt về cá basa.

Sau dầu thô, thủy sản là một nguồn thu nhập ngoại tệ chính của Việt Nam. Trong năm 2002, số tôm Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ trị giá 467 triệu đôla, chiếm gần một nửa lượng tôm nhập vào Mỹ.

Theo các giới hữu quan, các biện pháp chế tài có thể ảnh hưởng tới 3 triệu người Việt Nam có nguồn thu nhập dựa vào công nghiệp tôm.

Nếu phán quyết của ITC nghiêng về phía các nhà nuôi tôm Mỹ, thì đề nghị tăng thuế sẽ được chuyển lên bộ thương mại Hoa Kỳ và cơ quan này sẽ quyết định là có việc bán phá giá tôm hay không.

Ngược lại, nếu phán quyết chống lại các nhà nuôi tôm Mỹ thì coi như đơn kiện bị bác.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG