Đường dẫn truy cập

Viêm da khớp dạng thấp, da mặt nhờn và chứng nhược cơ. - 2003-11-13


Cô Trần Thị Phương (TPHCM)

Mẹ Bị Viêm Đa Khớp Dạng Thấp

Cô cho biết mẹ cô bị chứng viêm đa khớp dạng thấp chắc thuộc nhóm rheumatoid arthritis. Trước tiên, cô muốn biết các trị liệu ra sao? Tôi đã nhiều lần trả lời về chứng này. Cách chữa trị chứng này rất phức tạp vì bao gồm nhiều phương diện như giáo dục, hỗ trợ tâm lý, tinh thần, thể vận, luyện tập, hồi phục chức năng, tĩnh dưỡng thân thể và khớp xương, vật lý trị liệu, các máy móc dụng cụ và dinh dưỡng. Về thuốc men thì chữa từ những thuốc đơn giản nhất là thuốc trị đau nhức cũ như loại NSAIDS và mới như các loại thuộc nhóm COX-2 inibitors. Nếu không thuyên giảm phải thì dùng tới các loại độc dược như Methrotrexate, Chất ngăn chặn yếu tố hoại thư bướu (Tumor necrosis factor inhibitors), thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine, Corticosteroids, Sulfasalazine, Azathioprine, Muối vàng, Penicillamin, chữa riêng rẽ từng loại một hay kết hợp nhiều loại lại và nhiều loại chữa trị khác. Giải phẫu cũng cần tới để sửa chữa những phế tật.

Cô muốn biết bệnh có chữa hết được không. Nếu bị sưng đa khớp đã quá 12 tuần thì có nguy cơ bị bệnh vĩnh viễn, nếu bệnh đã quá hai năm, thì dự hậu không mấy tốt những người này phải chữa thật mạnh bạo. Bệnh tái đi tái lại.

Vì thế cô phải đưa mẹ cô đến những trung tâm chuyên khoa trị thấp khớp.

Da Mặt Nhờn Có Mụn

Câu hỏi tiếp của chính cô là cô bị da mặt nhờn và trứng cá các bác sĩ Da Liễu nói là do rối loạn tuyến nội tiết. Cô dùng DN 35? thấy bớt. Cô muốn biết là có thể dùng tiếp được không? Vì liên hệ tới tuyến nội tiết, tôi không rõ rối loạn thuộc loại kích thích tố nào, cô phải trở lại khu Da Liễu để theo dõi và lấy ý kiến. Cô cũng có thể thử dùng các loại thuốc trị trứng cá khác ít độc hại hơn và nhất là các loại xà phòng và mỹ phẩm dùng cho da nhờn. Cô nên tham khảo các chuyên gia về mỹ phẩm.

Mong cô và gia đình chăm sóc chu đáo và nâng đỡ tinh thần mẹ cô.

Cô Trần Thị Nguyệt (Tiền Giang)

Chứng nhược cơ

Em gái cô bị chứng nhược cơ (myasthenia gravis) hiện đang chữa bằng thuốc chích Neostigmine. Chứng này xẩy ra ở mọi lứa tuổi thường thấy liên hệ với bướu tuyến ức (thymoma) hay độc chứng giáp trạng (thyrotoxicosis), viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Ở phụ nữ trẻ tuổi như em gái cô thường nhất là đi với yếu tố HL DR3. Bệnh gia trọng thêm trước lúc có kinh hay sau khi sanh đẻ. Nguyên nhân chính là do sự ngăn chận sự dẫn truyền thần kinh-bắp thịt bởi tự kháng thể (autobodies) nối kết với tiếp thể acetylcholine (receptors). Thêm vào đó hoạt động miễn nhiễm tế bào chống lại các tiếp thể đó cũng tìm thấy.

Chẩn bệnh có thể đo sự dẫn truyền dây thần kinh bắp thịt, đo lượng kháng thể chống tiếp thể acetylcholine lưu thông trong máu. Chụp quang tuyến hay làm CT scan lồng ngực tìm bướu ức thymoma, tuy nhiên cần lưu tâm là dù kết quả bình thường cũng không thể loại ra hết được sự khả dĩ có thể có.

CHỮA TRỊ:

Có thể dùng neostigmine như trường hợp em cô đang dùng hoặc pyridostigmine. Neostigmine cũng có thể uống. Liều lượng tùy từng người bệnh. Nếu các thuốc thuộc loại anticholinesterase vừa kể trên không còn tác dụng nữa và nhất là sau khi đã mổ cắt bỏ tuyến ngực thì có thể dùng tới các loại thuốc corticosteroids. Thuốc Azothioprine cũng có thể hiệu nghiệm.

Những thuốc loại neostigmine chữa chỉ hữu hiệu về mặt triệu chứng mà thôi, căn bệnh không thay đổi. Vì vậy em cô cứ hết thuốc là các triệu chứng lại trở lại. Phải tìm cách chữa trị các căn bệnh gốc như bướu tuyến ức, độc chứng giáp trạng, viêm khớp dạng thấp. Bởi vì tuyến ức liên hệ với hệ miễn nhiễm có thể đóng một vài trò quan trọng trong chứng bệnh nhược cơ cũng liên quan tới hệ thống miễn nhiễm, nhất là khi tìm thấy có bứu tuyến ức. Do đó giải phẫu cắt bỏ tuyến ức (thymectomy) thường giúp thuyên giảm triệu chứng hoặc thuyên giảm bệnh. Những người dưới 60 tuổi phải được cứu xét tới phương pháp giải phẫu này.

Cô nên đưa cô em đi chụp quang tuyến hay làm CT scan ngực ngay. Nếu các cách trị liệu thường lệ này không giúp ích gì cho bệnh nhân và bệnh nhân trở thành tàn phế thì lọc huyết thanh (plasmapheresis) và chích gân immunoglobulin có thể mang lại hữu ích.

Cô muốn biết thuốc neostigmine có phản ứng phụ gì không và dùng lâu có nguy hại gì không? Trước hết, dùng quá lượng thuốc đưa đến suy nhược, kiệt sức tạm thời, nếu các cơ hô hấp bị liệt vì quá suy nhược có thể đưa tới thiệt mạng. Phản ứng phụ có rất nhiều kể ra không xuể, quan trọng nhất là về tim mạch có thể làm rốiâ loạn nhịp tim nhất là làm tim đập chậm, hạ áp huyết, đứng tim, ngất xỉu; về thần kinh thì có khi bị kinh giật, choáng váng, chóng mặt, bất tỉnh, nhức đầu; về hô hấp có thể bị co thắt thanh quan, cuống phổi, liệt bắp thịt hô hấp, khó thở, ngừng thở v..v..

Ngoài ra các loại thuốc loại aminoglycosides như Neomycin, Streptomcin, Kenamycin có thể làm bệnh trầm trọng thêm cần phải tránh.

Thường thường dùng thuốc lâu dài phải được bác sĩ giám định triệt để. Bác sĩ là người cân nhắc lợi và hại và quyết định cho dùng lâu thêm nữa hay thay qua thuốc khác khi thấy cần. Cô nên đưa em cô đến một trung tâm y tế của một đại học Y khoa để tham khảo về việc cắt bỏ tuyến ức xem sao. Cầu chúc em cô tìm thấy căn nguyên của bệnh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG