Đường dẫn truy cập

Các nhà khảo cứu muốn giảm cách biệt giữa Ðông và Âu dược


Các nhà khảo cứu đang nhắm tới việc làm giảm độ cách biệt giữa thuốc cổ truyền Trung Quốc và Âu dược. Với một hơn 2000 năm lịch sử, thuốc cổ truyền Trung Quốc vẫn còn thông dụng tại thành phố Hong Kong hiện đại. Khách hàng tới từ khắp nới trên thế giới tới mua dược thảo và thực phẩm phơi khô dùng trong các loại thuốc của Trung Hoa. Như bài tường trình của phóng viên Naomi Martig gửi về từ Hongkong cho biết các khoa học gia tại thành phố này đang làm việc để chứng minh sự hữu hiệu của những loại thuốc dân gian này.

Dọc theo các phố phường tấp nập tại Hongkong, một hình ảnh quen thuộc là các cửa hàng chất đầy những thực phẩm khô mà một số các loại hàng này được dùng làm thuốc đông dược hay dùng làm thức ăn để gia tăng sức khỏe.

Nhiều người ở đây tìm kiếm việc chữa trị theo cả hai lối Tây y và phương pháp cổ truyền. Trong một vài bịnh viện người ta điều trị cả hai lối cho bịnh nhân, một vài hãng bảo hiểm sức khỏe tại đây cũng trả chi phí cho việc sử dụng các liệu pháp cổ truyền Trung Hoa.

Eric Chow là một nhà châm cứu tại Hongkong. Ông nói nguồn gốc của việc chăm sóc sức khỏe cho người dân Trung Quốc căn cứ trên việc quân bình hai lực trong cơ thể con người, là âm và dương.

Ông Chow nói: “Người Trung Quốc tin tưởng mọi vật đều chia ra âm và dương. Vì dụ, âm tức là tối và dương tức là sáng. Vì sự mất quân bình âm dương gây nên xáo trộn bịnh tật, người Trung Quốc tin là sức khỏe của chúng ta tùy thuộc vào sự quân bình bên trong cơ thể chúng ta.”

Trong thế giới Tây phương, thuốc cổ truyền đông dược thường bị chỉ trích về hiệu quả không thể chứng minh được.

Nhưng tại Á Châu, người ta tin tưởng một cách sâu xa vào những bằng các phương pháp chữa trị này, gồm châm cứu, các loại trà làm bằng nấm và các loại canh nấu bằng các con vật như rắn và rùa.

Ông PC Leung là giám đốc của viện nghiên cứu Trung dược tại đại hoc Trung Quốc ở Hongkong. Ông nói đối với nhiều người tại Á Châu thuốc cổ truyền là một thói quen, mà nhiều người mới sinh ra đã tin rồi.


Ông Leung nói: “Trung dược là một nền văn hóa. Và nếu đã là văn hóa thì không thể bỏ đi được. Chẳng hạn như trong việc ăn uống, thì nhiều loại dược thảo đã được dùng từ lâu đời để nấu canh hay làm các món ăn.”

Ông Leung cũng thừa nhận rằng có nhiều vị thuốc không được chứng minh là hữu hiệu. Nhưng ông nói rằng một số các phương pháp trị liệu mang tính thuyết phục khi được đưa ra nghiên cứu bằng khoa học.

Ông Leung nói: “Ví dụ, trong bệnh sốt rét, các dược phẩm chống bịnh sốt rét thường dùng đã không còn công hiệu nữa vì tính kháng thuốc. Vì thế mà mới đây một áp dụng thành công là dùng một chất rút ra từ một loại dược thảo của Trung Quốc gọi là artemisinin. Dược chất này được tinh chế và được phát hiện là rất hữu hiệu trong việc điều trị một số loại sốt rét.”

Tổ chức y tế thế giới nói rằng khi chất artemisinin được phối hợp đúng cách với các loại dược phẩm khác, thì nó có công hiệu tới 95 phần trăm trong việc chữa khỏi bệnh sốt rét không có biến chứng.

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh rằng một số các loại nấm có thể tăng hệ thống miễn nhiễm và chữa trị một số các bệnh dị ứng.

Ông Leung nói rằng việc rút ngắn sự cách biệt giữa thuốc cổ truyền Trung dược và Tây dược rất quan trọng. Tại viện nghiên cưú Trung Y, nơi ông Leung làm việc, đang cố gắng cung cấp bằng chứng hiện đại cho thấy Trung dược không những có thể điền vào những khiếm khuyết của âu dược, mà trong một vài trường hợp còn có thể hữu hiệu hơn.

Lấy thí dụ như châm cứu, đã đóng vai trò chữa trị tại Trung Quốc từ 5 ngàn năm. Những chiếc kim nhỏ được châm vào các vị trí cụ thể trên cơ thể, dọc theo các kinh mạch. Ông Chow nói thao tác này được dùng để làm giảm bớt đau đớn.

Ông Leung nói: “Trong vài trường hợp đau nhức, và nếu bi xưng, phương pháp châm cứu dễ dàng làm giảm chỗ xưng nhức do một vài tế bào bị thương tổn. Nhưng với Tây y, ngay cả dùng thật nhiều thuốc cũng chẳng hữu hiệu.”

Châm cứu đang ngày càng được dùng nhiều hơn tại các quốc gia Tây phương trong việc làm giảm đau. Giáo sư Leung tại Trung Quốc Đại Học nói rằng rất nhiều hình thức y học cổ truyền đã dần dần chiếm được chỗ ở bên ngoài Châu Á.

Ông Leung nói: “Sự phổ biến trong việc dùng cách chữa trị khác tại Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu đã gia tăng mãnh liệt trong vòng 10 năm vừa qua. Như vậy việc gì đã xảy ra ngoài nước Trung Quốc đã thúc đẩy thêm niềm tin là những gì đã được phổ cập tại Trung Quốc thì ngày nay cũng được phổ cập ở bên ngoài Trung Quốc.”

Tuy nhiên, cũng có những rủi ro khi dùng thuốc cổ truyền, cũng như khi điều trị theo phương pháp hiện đại.

Ví dụ, một loại dược thảo của Trung Quốc có tên là acid aristolochic đã bị cấm trong nhiều nước vì chất này có liên hệ đến sự suy thận. Những loại thuốc khác của Trung Quốc khác cũng bị cấm bán tai nhiều nước như Anh quốc sau khi các nhà kiểm tra khám phá ra trong thuốc có chứa các nguyên liệu có thể gây độc hại.

Cũng còn có các vấn đề bảo vệ các thú vật vì việc sử dụng các bộ phận của của các con thú có nguy cơ bị tuyệt chủng như cọp và gấu.

Tại Trung Quốc cũng như nhiều nơi khác ở Châu Á, hàng ngàn con gấu đã bị hút lấy mật, một cách rất đau đớn, để dùng làm thuốc cổ truyền. Việc buôn bán mật gấu là phạm pháp tại Trung Quốc, nhưng vẫn thịnh hành.

Bà Jill Robinson là người sáng lâp ra tổ chức bảo vệ súc vật tại Á Châu. Bà nói là mật gấu không cần thiết vì có những chất khác thay thế cũng hữu hiệu không kém.

Bà Robinson nói: “Mật gấu có thể làm được trong phòng thí nghiệm chỉ tốn vài xu, và cũng còn tới 54 loại dược thảo khác nhau có thể thay thế mật gấu trong Trung dược cổ truyền.”

Gấu là loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, và mật gấu lấy từ những con gấu nuôi chuồng thường bị nhiễm trùng vì các điều kiện nhốt các con gấu.

Các khoa học gia tại Hongkong cũng như khắp nơi đều thừa nhận các vấn đề này. Để giải quyết các vấn đề đó, các nhà khoa học đang cố gắng trình bầy các phương pháp tốt nhất để sử dụng Trung dược. Các chuyện gia như ông Chow và Leung nói rằng trong khi các nhà nghiện cứu thực hiện việc khảo cứu, thì việc cố gắng gìn giữ cơ thể được quân bình toàn vẹn, như nhiều người Trung Quốc thường nói, chẳng có hại gì.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG