Đường dẫn truy cập

Quỹ Cứu Trợ Y Tế Toàn Cầu thay đổi cuộc đời của nhiều trẻ em trên thế giới


Một tổ chức từ thiện nhỏ bé tại thành phố New York đang tạo được những thay đổi lớn trong đời của một số ít trẻ may mắn trên khắp thế giới. Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí vị nghe câu chuyện của Carolyn Weaver về tổ chức có tên là Quĩ Global Medical Relief Fund xin tạm dịch là Quĩ Cứu Trợ Y Tế Toàn Cầu.

Vào năm 1996, bà Elissa Montanti, trước đây là cán sự y tế, đã gặp một nhà ngoại giao Bosnia tại 1 buổi gây quĩ. Bà có hỏi ông rằng bà có thể làm gì được để giúp Bosnia. Ông đưa cho bà xem một lá thư của một người con trai, tên Kenan Malkic. Vào lúc mới 10 tuổi, Kenan Malkic giẫm phải mìn và đã mất cả hai tay lẫn một chân. Lá thư mà cậu này viết cầu xin bất cứ ai đó có thể làm gì để giúp cho cậu.

Tôi đã khóc hết nguyên 2 tuần lễ. Nhưng rồi nhận ra rằng khóc chẳng giúp gì được cho tôi.

Ðọc xong lá thư tôi cảm thấy như trái đất ngừng quay. Tôi không thể nào giải thích cái cảm giác đó ra sao, nhưng tôi biết rằng bằng mọi giá tôi phải giúp cho cậu bé này.

Chừng 2 tuần sau, tôi nhận được một cú điện thoại cho biết họ đã tìm được một người sẽ đưa tôi sang Mỹ để lắp chân tay giả, và ít lâu sau đó thì bà Elissa Montanti gọi cho tôi.

Bà Elissa Montanti bắt đầu gọi điện thoại đến cho các bác sỹ và bệnh viện, xin họ chữa trị miễn phí cho Kenan. Bà cho cậu tá túc trong nhà bà tại New York rồi đi lắp chân tay giả tại bệnh viện nhi Shriners ở Philadelphia., bang Pennsylvania. Đây mới chỉ là bước đầu cho cả hai người.

iúp cho Kenan xong thì cậu trở về nước. Và tôi biết là tôi còn muốn giúp thêm cho những người khác nữa. Đây là một cảm nghĩ hầu như hết sức tự nhiên đến với tôi, đây chính là những gì mà tôi muốn làm, và rồi tôi vừa làm vừa tìm ra đường hướng để tiến hành công việc.

Bà Montanti đặt tên cho tổ chức từ thiện của bà là Quĩ Cứu Trợ Y Tế Toàn Cầu, và bắt đầu đưa các em tới Hoa Kỳ để được giúp đỡ, gồm những trẻ em từ Châu Phi, Châu Á, Trung Ðông, Châu Mỹ Latin và Châu Âu. Trong số này có một số bị dị tật bẩm sinh, một số thì bị thương tật trong chiến tranh hay tai nạn.

Em Ermina và Jasmine là người Bosnia đến Hoa Kỳ gần đây nhất, em Ermina thì sinh ra đã bị dị tật; cánh tay trái của em bị teo rút không phát triển được.

Cũng giống như những trẻ em khác được các hội từ thiện giúp đỡ, các em và mẹ các em lưu trú tại nhà tĩnh tâm của dòng Tên tại quận Staten Island, thành phố New York.

Sau khi được lắp chân tay giả, cứ mỗi 1 hay 2 năm các em lại phải trở lại bệnh viện Nhi Shriners để thay cái mới vì các em đã lớn hơn. Cả chân tay giả lẫn dịch vụ y tế dành cho các em đều hoàn toàn miễn phí.

Em thấy sao ? cánh tay mới vừa vặn hơn chứ ? Được rồi nhé.

Quí vị vừa nghe một vị bác sỹ tại bệnh viện giúp cho một em lắp tay giả mới.

Bà Montanti giúp dàn xếp mọi chuyện, với sư ïphụ giúp của Kenan Malkic và một ít các tình nguyện viên khác. Nhưng bà cho biết phí khoản vé máy bay, đồ ăn thức uống và lệ phí thị thực nhập cảnh khiến cho hội thiện nhỏ bé này lúc nào cũng phải giật gấu vá vai mới tồn tại được.

Nói tình thực, ngay bây giờ tôi hơi lo vì, lạy chúa, còn có nhiều người để tôi phải giúp lắm. Có lúc tôi ngồi ôm đầu suy nghĩ và xin chúa cứu giúp. Chỉ trong vài tháng tới đây, tôi phải giúp cho 8 trẻ cần phải trở lại, chưa kể đến 8 em khác hoàn toàn mới. Và ngay bây giờ, nếu không có thêm ngân khoản trợ giúp thì tôi không thể làm nổi.

Quĩ của bà Montanti chỉ được những khoản trợ giúp rất nhỏ. Bà cho biết những nguồn lớn cung cấp tiền không chú ý đến những tổ chức quá nhỏ bé như của bà.

Họ chỉ muốn trợ giúp cho những hội từ thiện lớn thôi, những hội đó phải trả tiền thuê mướn một ban nhân viên đông đảo, trả lương cao cho họ, và như thế thì mới bảo đảm cho cơ may được cung cấp tiền bạc. Và thực tế là như vậy đó, chẳng công bằng chút nào. Trong khi tổ chức như của chúng tôi đã đem lại được những kết quả thực sự.

Tai nạn mà tôi đã trải qua đã thay đổi tôi, nhưng người đã tạo được ảnh hưởng nhiều nhất cho tôi thì phải nói chính là bà Elissa Montanti.

Giờ đây thì Kenan Malkic đang sống với hai vợ chồng bà Montanti, và đang theo học đại học. Chàng thanh niên này nói rằng cậu coi bà Montanti như người mẹ thứ hai của cậu., và cậu muốn ở lại nước Mỹ, tiếp tục góp phần vào công việc từ thiện của bà Montanti.

Sống trong gia đình bà, nhìn thấy những chăm sóc, giúp đỡ mà bà dành cho người khác như thế nào và những điều tuyệt diệu mà bà làm khiến cho tôi thấu hiểu sự giúp đỡ mà tôi đã nhận được từ bà, tôi tâm nguyện sẽ đền đáp lại cho những người khác, giúp họ hiểu được rằng, vâng, có những chuyện không may xảy ra thật, nhưng đấy không phải là ngày tận thế.

Tính cho tới nay Quĩ Trợ Giúp Y Tế Toàn Cầu đã giúp cho những trẻ em đến từ Iraq, Paksitan, Nepal, Indonesia, Niger, Sierra Leone, Liberia, Bosnia, Mexico, El Salvador và 15 em ở ngay trong khu vực thành phố New York.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG