Đường dẫn truy cập

Tín đồ Phật giáo VN nghĩ gì về chuyến đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh?


Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về nước để tổ chức những Trai đàn giải oan. Đây là lần thứ nhì vị tu sĩ Phật giáo nổi tiếng thế giới này trở về Việt Nam sau gần 40 năm lưu vong.

Cả ngàn người Việt trong nước và nước ngoài đã tụ tập ở phi trường Tân Sơn Nhất để nghênh đón Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Vị tu sĩ năm nay 80 tuổi này cùng với các tăng thân của ông đã đến Việt Nam để tổ chức 3 buổi lễ qui mô lớn mà ông gọi là “Ðại trai đàn chẩn tế giải oan” dành cho những người đã bỏ mình trong chiến tranh. Ba nơi được chọn để tổ chức các buổi lễ này là thành phố Hồ Chí Minh, Huế, và Hà Nội.

Một vị tu sĩ của chùa Pháp Vân ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi Sư ông Nhất Hạnh cư ngụ trong thời gian ở Việt Nam, giải thích như sau về mục đích của các buổi lễ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời miền Nam Việt Nam để sống lưu vong ở các nước phương Tây từ những năm của thập niên 1960. Lúc đó ông là người lãnh đạo Phong trào Phật giáo Hòa bình, chống đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian ở Mỹ, ông có mối quan hệ rất gần gũi với các nhân vật tôn giáo phản chiến, trong đó có nhà tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng của Mỹ là Mục sư Martin Luther King.

Trong thời gian ở nước ngoài, thiền sư Nhất Hạnh đã thu hút một số khá đông tín đồ nhờ vào việc khởi xướng một thiền phái tập trung vào sự tỉnh thức. Các đạo tràng ông lập ra ở Pháp và Mỹ qui tụ hàng ngàn tăng thân và nhiều cuốn sách của ông đã trở thành những cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ trong nhiều năm.

Các cuốn sách của ông bị cấm lưu hành ở Việt Nam mãi cho đến năm 2005, khi ông đạt được một thỏa thuận với giới hữu trách Hà Nội. Ông trở về Việt Nam lần đầu cách đây hai năm và đã thực hiện những buổi thuyết giảng trước hàng ngàn tu sĩ và tín đồ trong nước.

Ảnh hưởng của ông đối với tín đồ Phật giáo trong nước cũng đã gia tăng trong thời gian gần đây. Một vị tu sĩ ở chùa Pháp Vân cho biết như sau về việc này:

Một vị tu sĩ ở chùa Yên tử ở miền bắc nói rằng hệ phái thiền học của Sư ông Nhất Hạnh vốn xa lạ với các tu sĩ ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền bắc.

Việc Thiền sư Nhất Hạnh trở về Việt Nam đã gây nên một số ý kiến bất đồng trong các tín đồ Phật giáo ở Việt Nam. Nhiều tăng sĩ từng tu học và hoạt động chung với ông giờ đây là những nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo hội bị nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội cấm hoạt động.

Tăng thống Thích Huyền Quang và Viện trưởng Viện hóa đạo Thích Quảng Độ của giáo hội này đã bị nhà chức trách giam cầm trong nhiều năm và cho đến nay vẫn còn đang bị quản thúc tại tu viện.

Hòa Thượng Quảng Độ đã từ chối không chịu tiếp Thiền sư Nhất Hạnh khi ông trở về Việt Nam năm 2005 vì e rằng chính quyền Việt Nam sẽ lợi dụng sự kiện này cho mục tiêu tuyên truyền.

Tại Paris, phát ngôn viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ông Võ Văn Ái nói rằng: ông cảm thấy kinh ngạc trước việc Thiền sư Nhất Hạnh về thăm Việt Nam trong lúc các nhà lãnh đạo của giáo hội còn bị giam lỏng.

Ông Võ Văn Ái cho biết ông tin rằng chính quyền Hà Nội đã lợi dụng chuyến đi của thiền sư Nhất Hạnh để che đậy sự đàn áp của họ đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và để tạo ra một ấn tượng sai lạc về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Mặc dầu vậy, chính phủ ở Hà Nội cũng tỏ ý phản đối về tên gọi của những buổi lễ giải oan mà Thiền sư Nhất Hạnh dự định tổ chức ở Việt Nam. Về việc này, Hòa Thượng Phước Chi của chùa Pháp Vân giải thích như sau:

Vì có tranh cãi liên quan tới việc xử dụng hai chữ “giải oan”, một tăng sĩ phụ tá của Thiền Sư Nhất Hạnh, Sư Huynh Pháp An, cho biết rằng phái đoàn tăng thân Làng Mai giờ đây đã quyết định gọi các buổi lễ đó là “Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan".

Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để nghe hoặc tải xuống bài tường trình:

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG