Đường dẫn truy cập

Một số dân sắc tộc thiểu số sẽ phải dời cư để thực hiện dự án xây dựng đập Sơn La


Một số dân làng thuộc sắc tộc thiểu số sẽ phải dời cư để thực hiện dự án xây dựng đập Sơn La và phát triển thủy điện.

Có tổng cộng 91000 người sẽ bị dời cư ra khỏi các khu vực sẽ bị ngập nước trước năm 2010.

Chính phủ đã ra lệnh tái định cư hơn 8600 người từ địa điểm xây hồ chứa nước trước tháng 11 là lúc bắt đầu công tác ngăn sông Đà.

Đảng ủy Lộ văn Hương cho ký giả của hãng tin AFP biết là số đất được cấp phát để tái định cư chỉ bằng phân nửa số đất mà họ đã có, và thu nhập chắc chắn sẽ giảm sút nhiều vì đất trồng trọt ít đi.

Nhóm người này đã định cư trong vùng từ khoảng thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 14.

Một viên chức của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng tỏ vể lo ngại về việc dời cư tập thể này.

Viên chức này cho biết dân làng đã bị buộc rời khỏi nơi sinh sống và môi trường quen thuộc của họ lâu nay và bỗng nhiên phải từ bỏ các phong tục và nếp sinh hoạt cũ. Họ phải hy sinh vì lợi ích quốc gia.

Nhưng phó giám đốc Điện Lực Việt Nam ở Sơn La lập luận rằng những người này hiện đang rất nghèo khổ và với sự giúp đỡ của chính phủ sau khi tái định cư, có lẽ cuộc sống của họ sẽ khá hơn.

Một nhà khảo cứu Việt Nam làm việc cho một tổ chức môi trường quốc tế không được phép chính thức hoạt động tại Việt Nam nói rằng tuy Điện Lực Việt Nam quản lý dự án xây đập, nhưng công tác dời cư lại thuộc về các giới chức chính quyền tỉnh.

Nhà khảo cứu này muốn có một đánh giá độc lập về việc tái định cư và để cho người sắc tộc thiểu số có tiếng nói trong việc quản lý tiến trình dời cư.

Các kế hoạch tiên khởi đề nghị xây một đập lớn hơn nhưng kích thước đã được giảm xuống sau khi các nhà lập pháp tại Việt Nam chỉ trích các thiệt hại về người và môi trường.

Các đại biểu Quốc Hội cũng nêu nghi vấn về sự an toàn của việc xây dựng một đập lớn như thế trên sông Đà ở vùng đồi núi miền bắc có thể bị động đất và khả năng lũ có thể gây thiệt hại cho vùng hạ nguồn sông Đà, nhất là thủ đô Hà nội nằm cách đó 300 kilomet về phía đông nam.

Sau các cuộc tranh luận gay gắt, vào tháng 6 năm 2001, Quốc Hội đã chấp thuận dự án trên nguyên tắc.

Các giới chức coi dự án Sơn La là cấp thiết cho các nhu cầu năng lượng của Việt Nam, nơi 60% điện cung cấp là thủy điện. Trong mấy năm vừa qua, nhu cầu điệân năng đã tăng trung bình 13% mỗi năm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG