Đường dẫn truy cập

Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực 


Một kế hoạch của thế giới nhằm chống lại việc tăng nhiệt toàn cầu, gọi là nghị định thư Kyoto, đã bắt đầu có hiệu lực.

Kế hoạch này áp đặt các hạn chế đối với việc thải các chất khí giữ nhiệt bị cho là tạo ra sự thay đổi trong khí hậu. Được thương lượng vào năm 1997, nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực hôm nay.

Đây là một thỏa thuận đầu tiên có tính cách bắt buộc về pháp lý nhằm hạn chế việc thải các chất khí có hiệu ứng nhà kính của 35 quốc gia công nghiệp hóa. Các chất khí có hiệu ứng nhà kính, như carbon dioxide, đã bị cho là làm tăng nhiệt toàn cầu.

Các khí này chủ yếu do xe hơi, nhà máy điện và các nhà máy gây ra. Tính đến nay, 141 nước đã ký nghị định thư. Australia và Hoa Kỳ đã từ chối không ký.

Các giới chức Mỹ nói rằng hiệp ước quá tốn kém và không hạn chế đúng mức việc thải khí của các nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc. Theo hiệp ước này, trong 7 năm, các nước công nghiệp hoá phải cắt giảm việc thải khí, khoảng 5% dưới các mức của năm 1990.

Canada sẽ chủ trì vòng thảo luận tới đây của hiệp ước vào tháng chạp năm nay.

Những người ủng hộ hiệp ước Kyoto vừa được thực thi lập luận rằng đó là mạch sống của hành tinh, trong khi những người chống đối thì cho rằng hiệp ước sẽ chẳng đóng góp gì nhiều cho việc giảm thiểu sự thải các chất khí có hiệu ứng nhà kính.

Người đứng đầu chương trình chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc, ông Klaus Toepfer, nói rằng hiệp ước là một bước cực kỳ quan trọng trong các nỗ lực giảm thiểu tình trạng địa cầu bị hâm nóng.

Thủ tướng Nhật, ông Junichiro Koizumi hoan nghênh việc chính thức thực thi hiệp ước và nói rằng Tokyo sẽ yêu cầu Hoa Kỳ tham gia trở lại vào hiệp ước.

Australia là một nước khác không ký thì nói rằng hiệp ước là vô ích cho đến khi nào những nước gây ô nhiễm chính trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc, ký tên đầy đủ vào thoả hiệp.

Tại Washington, một phát ngôn viên Toà Bạch Ốc cho rằng thế giới còn đang tìm hiểu về khoa học liên quan đến việc địa cầu bị hâm nóng. Phát ngôn viên này cho biết chính phủ Bush dẫn đầu trong khoa học về sự thay đổi khí hậu và đang đi tìm các phương sách giảm thiểu việc thải khí độc hại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG