Đường dẫn truy cập

Hãng xăng Shell xin lỗi và ngừng mua dầu thô của Nga


Cùng với một loạt các công ty, Shell tuyên bố đang từ bỏ cổ phần trong tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga Rosneft và rút lại mọi hoạt động của mình tại Nga.
Cùng với một loạt các công ty, Shell tuyên bố đang từ bỏ cổ phần trong tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga Rosneft và rút lại mọi hoạt động của mình tại Nga.

Hãng xăng dầu nổi tiếng Shell hôm 8/3 đưa ra lời xin lỗi vì đã mua dầu thô của Nga vào tuần trước, và cho biết họ sẽ rút lui hoàn toàn khỏi bất kỳ liên quan nào với các sản phẩm xăng dầu của Nga vì cuộc xâm lược của nước này đối với Ukraine.

“Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng quyết định của chúng tôi vào tuần trước trong việc mua một lô dầu thô của Nga là không đúng và chúng tôi rất lấy làm tiếc”, Giám đốc điều hành Shell, Ben van Beurden, nói.

Shell đã mua một lô dầu thô của Nga từ công ty Thụy Sĩ Trafigura và bốc hàng từ các cảng Baltic với mức thấp kỷ lục trong ngày của dầu Brent, giảm 28,50 USD/thùng, các thương nhân cho biết hôm thứ Sáu.

Tuần trước, Shell nói sẽ rút lại mọi hoạt động của mình tại Nga, bao gồm cả nhà máy hàng đầu Sakhalin 2 LNG mà họ nắm giữ 27,5% cổ phần, và do tập đoàn khí đốt Nga Gazprom sở hữu 50% và điều hành.

Shell đã tham gia cùng với một loạt các công ty, bao gồm cả BP, là công ty đã tuyên bố đang từ bỏ 19,75% cổ phần của mình trong tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga Rosneft. Nhưng đây vẫn là một trong số ít các công ty phương Tây tiếp tục mua dầu thô của Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine leo thang.

Tập đoàn năng lượng Anh cho biết họ sẽ thay đổi chuỗi cung ứng dầu thô của mình để loại bỏ số lượng sản phẩm khỏi quốc gia bị trừng phạt “càng nhanh càng tốt” và đóng cửa các trạm dịch vụ cũng như các hoạt động cung cấp nhiên liệu hàng không và dầu nhớt ở Nga.

Công ty cho biết việc thay đổi chuỗi cung ứng có thể mất vài tuần để hoàn thành và sẽ dẫn đến tình trạng giảm sản lượng tại một số nhà máy lọc dầu của họ.

Việc rút khỏi các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sẽ diễn ra theo từng giai đoạn.

Công ty cũng có kế hoạch chấm dứt tham gia vào đường ống dẫn khí đốt Baltic Nord Stream 2 nối Nga với Đức, mà công ty đã hỗ trợ tài chính với tư cách là một phần của tập đoàn.

Reuters đưa tin hôm thứ Hai cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng đi tiên phong với lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga mà không có sự tham gia của các đồng minh ở châu Âu giữa bối cảnh Nga xâm lược Ukraine.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do sự chậm trễ trong khả năng quay trở lại thị trường toàn cầu của dầu thô Iran và khi Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu xem xét cấm nhập khẩu từ Nga.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG