Đường dẫn truy cập

Hội nghị về cuộc khủng hoảng tại Cộng hòa Trung Phi


An Olive Ridley turtle returns to sea after nesting, at Rushikullya beach in the eastern Indian state of Odisha. Hundreds of Olive Ridleys, a species of sea turtles, arrive annually on India's east coast for mass nesting.
An Olive Ridley turtle returns to sea after nesting, at Rushikullya beach in the eastern Indian state of Odisha. Hundreds of Olive Ridleys, a species of sea turtles, arrive annually on India's east coast for mass nesting.
Các vị nguyên thủ quốc gia ở Trung Phi đang họp tại Chad để thảo luận về vụ khủng hoảng ở nước Cộng hòa Trung Phi, CAR. Nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi phiến quân lật đổ tổng thống hồi tháng 3 năm ngoái. Thông tín viên đài VOA Anne Look tường thuật rằng chính phủ Cộng hòa Trung Phi bác bỏ các tin nói rằng các nhà lãnh đạo khu vực sẽ đề nghị Tổng thống lâm thời Michel Djotodia, từ chức tại cuộc họp thượng đỉnh.

Bạo động cộng đồng bùng nổ cách đây 1 tháng tại thủ đô Bangui của nước Cộng hòa Trung Phi đã gây thiệt mạng cho hơn 1.000 người trên toàn quốc và khiến quân đội Pháp và khu vực mau chóng được điều tới.

Các vị nguyên thủ Trung Phi, đã tìm cách điều giải vụ khủng hoảng này kể từ lúc khởi đầu vụ nổi loạn Seleka hồi tháng 12 năm 2011, đang họp ở N’djamena để đánh giá tình hình.

Một số cơ quan thông tin báo cáo các vị nguyên thủ quốc gia đã chán ngán cựu thủ lãnh phiến quân quay ra làm tổng thống lâm thời Michel Djotodia, và có thể yêu cầu ông từ chức.

Chính phủ CAR nói điều này không đúng sự thực.

Phát ngôn viên của tổng thống CAR Guy-Simplice Kodegue nói với đài VOA rằng cuộc họp thương đỉnh là nhắm kiểm tra tình hình an ninh và chính trị, và “không có liên quan gì” đến bất cứ thay đổi nào trong giới lãnh đạo trước khi thời kỳ chuyển tiếp chấm dứt.

Các cuộc bầu cử dự trù diễn tra trong khoảng 1 năm nữa và ông Djotodia nói ông sẽ không ra tranh cử.

Nhưng các nhà phân tích nói với đài VOA rằng sự kiện này khác xa với sách lược chính trị toàn diện mà nước này cần đến để thoát tra khỏi tình hình rối ren này.

Chuyên gia về Trung Phi tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học có trụ sở ở Paris, ông Roland Marchal nói chính phủ đã làm nhiều việc trong 8 tháng vừa qua, nhưng bãi chức ông Djotodia sẽ không phải là một giải pháp mầu nhiệm.

Ông nói chưa rõ ai sẽ thay thế ông Djotodia, nếu một chính phủ mới sẽ làm nhiều hơn so với chính phủ hiện thời hoặc nếu nước này có được một tổng thống lần này thực sự cam kết hòa giải dân tộc, điều ông cho là chính phủ hiện thời đã không làm được.

Mọi sự tiến tới một khúc quanh mới tại Cộng hòa Trung Phi vào ngày 5 tháng 12, khi dân quân đa số theo Cơ đốc giáo, cùng với lực lượng trung thành với tổng thống Francois Bozize bị lật đổ, tấn công thủ đô.

Bạo động biến thành giết người giữa các phe phái ngoài đường phố, với thiểu số người Hồi giáo chủ yếu bị liên kết với phiến quân Seleka cũ, cũng là người Hồi giáo.

Những vụ vi phạm nghiêm trọng của cả hai bên đã dung dưỡng căng thẳng cộng đồng trong năm vừa qua.

Ông Djotodia đã chủ tọa hiện tượng liên tục rơi vào tình trạng vô luật pháp. Ðặc biệt, ông đã bị chỉ trích, ngày cả từ phe của ông, vì đã thất bại không kiểm soát được các chiến binh vô trật tự nổi loạn sau khi bàn giao quyền hành.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG