Thương thảo về hạt nhân Iran giai đoạn kế tiếp sẽ còn gay go hơn

  • al-Pessin

Các nhà ngoại giao dự cuộc thương thảo về chương trình hạt nhân, 24/11/13

Với thỏa thuận trong giai đoạn đầu nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran cuối cùng đã thành tựu sau một thập niên tranh chấp, các nhà ngoại giao sẽ không có mấy thời gian để nghỉ ngơi. Theo tường thuật của Thông tín viên VOA Al Pessin các nhà ngoại giao sẽ có 6 tháng để đạt thỏa thuận toàn diện, một việc mà họ thừa nhận có phần chắc sẽ còn khó hơn thỏa thuận tạm thời.

Đây là thời khắc đắc thắng của các bộ trưởng ngoại giao của Iran và của nhóm 6 quốc gia liên lạc của Liên hiệp quốc, vào 3 giờ sáng Chủ nhật. Tuy nhiên khoảnh khắc hài lòng của họ sẽ không kéo dài lâu. Các vấn đề thậm chí còn khó hơn đang nằm trước mặt, trong đó có vấn đề liên quan đến các giới hạn có thể kiểm chứng, có tính cách lâu dài về chương trình hạt nhân của Iran, và khả năng có thể sẽ bãi bỏ tất cả các chế tài liên quan đến hạt nhân đối với nước này.

Tuy tỏ bày tính cách thân hữu, vẫn còn sự thiếu tin tưởng nghiêm trọng và những người còn nghi ngờ ở phương Tây, trong vùng Vịnh, ở Israel và những nơi khác, lo ngại với sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong tay, Iran sẽ không thương thảo thêm nữa.

Ông Torbjor Soldvedt, của công ty đánh giá rủi ro Maplecroft, nói với VOA rằng với các biện pháp trừng phạt được nơi lỏng, một số nước có thể tìm cách đối phó hữu hiệu với những gì còn lại. Ông nói:

“Lúc đã khá rõ ràng chế độ trừng phạt mòn dần và Iran sẽ chơi một trò chơi lâu dài, tăng tiến một cách cơ bản chương trình hạt nhân để xóa khoảng cách biệt giữa khả năng được che đậy và đạt được thành công hạt nhân toàn diện.”

Tuy nhiên các giới chức Mỹ nói rằng vần đề sẽ không dễ dàng như vậy với việc thực thi luật lệ mạnh mẽ vẫn còn áp dụng, cùng với những biện pháp trừng phạt gây thiệt hại nhất.

Ông Ali Vaez, một phân tích gia về Iran thuộc nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế đồng ý về điều này. Ông nói:

“Phần quan trọng nhất của chế độ trừng phạt, là các biện pháp trừng phạt tài chính và dầu khí sẽ vẫn còn áp dụng. Và vì vậy Iran sẽ có động lực để quay lại thương thảo thỏa thuận toàn diện, thỏa thuận này khó thương thảo hơn nhiều và sẽ đòi hỏi những nhượng bộ đau đớn hơn nhiều.”

Thật vậy, người ta tin rằng tác động của các biện pháp trừng phạt đối với người dân thường Iran đã khiến ứng cử viên có chủ trương tương đối ôn hòa Hassan Rouhani, đắc cử trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, và là người làm cho thỏa thuận này thành tựu.

Cựu đại sứ Anh tại Iran Richard Dalton, tin rằng các giới chức Iran trong đó có nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khameini, đã có quyết định chiến lược, làm những điều cần thiết nhằm bỏ cuộc tranh chấp hạt nhân và các biện pháp trừng phạt kinh tế lại phía sau. Ông Dalton nói:

“Họ sẽ không tự nhũ: chúng ta không cần tham gia giai đoạn kế tiếp và chúng ta cũng sẽ vươn lên với một nền kinh tế có thể giao dịch với phần còn lại của thế giới một cách tự do. Tôi tin rằng trong giai đoạn 6 tháng này họ sẽ làm những gì có thể làm được nhằm đạt được một thỏa thuận toàn diện.”

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vấn đề sẽ dễ dàng. Iran sẽ được yêu cầu từ bỏ phần lớn chương trình tinh chế nhiên liệu hạt nhân mà nước này đã xây dựng trong nhiều năm qua với cái giá lớn lao, cũng như cho phép thực hiện các cuộc thanh tra để chứng tỏ họ không tìm cách chế tạo bom hạt nhân một cách bí mật.

Có phần chắc sẽ có thêm nhiều ngày đêm thương thảo khi hạn cuối 6 tháng tiến đến gần.