Philippines bác đề nghị của Úc về việc tái định cư người tị nạn

  • Simone Orendain

Tổng thống Philippines President Benigno Aquino phát biểu tại Manila, ngày 27/10/2015.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết nước ông không thể tiếp nhận một cách vĩnh viễn những người tị nạn được Úc chọn lọc.

Ông Benigno Aquino cho biết chính phủ ông “đang nghiêm túc xem xét” và “nghiên cứu” một đề nghị của chính phủ Úc về việc tiếp nhận người tị nạn.

Hôm thứ ba, nhà lãnh đạo Philippines cho biết báo chí biết rằng có một số yếu tố cần phải xét tới.

Ông Aquino nói: "Úc có thể nhận thấy là chúng tôi có dân số đông hơn nhiều so với dân số của họ. Chúng tôi có những thách thức để thỏa mãn những nhu cầu của người dân chúng tôi vào lúc này. Chúng tôi muốn giúp nhưng có những giới hạn đối với việc chúng tôi có thể trợ giúp tới mức nào".

Khoảng một phần tư của dân số 100 triệu người ở Philippines sinh sống trong cảnh nghèo túng.

Hồi đầu tháng này, bộ trưởng di trú Úc cho biết các vị ngoại trưởng của hai nước đã bắt đầu thảo luận về một thoả thuận, theo đó Úc sẽ cung cấp ngân khoản cho Philippines để tái định cư người tị nạn. Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng đôi bên đã thảo luận về vấn đề người tị nạn và về những nghĩa vụ của họ dựa theo luật pháp quốc tế.

Tổng thống Aquino cho biết thêm: "Nếu thoả thuận được đề nghị này không phải là một thoả thuận có tính chất tạm thời, không phải là một điểm trung chuyển mà là thật sự tái định cư những người này ở đây… chúng tôi cảm thấy vào thời điểm này chúng tôi không có khả năng để cung cấp nơi cư trú vĩnh viễn cho những người này".

Ông Aquino đã đề cập tới một thoả thuận năm 1979, khi nước ông tiếp nhận những người tị nạn chạy trốn chiến tranh Việt Nam và Khmer Đỏ ở Campuchia. Ông nói rằng 400.000 người đã được làm thủ tục tại hai địa điểm ở Philippines để tạm trú từ 2 tới 3 năm, nhưng rốt cuộc một số người đã ở tới 15 năm và một số người khác trở thành thường trú nhân.

Trong vài năm qua, hàng vạn người Rohingya đã vượt biên để tránh bị đàn áp ở Myanmar. Những người khác từ Iran và Afghanistan cũng dùng tàu vượt biên với hy vọng tới được Úc để xin tị nạn.

Người tị nạn trên đảo Nauru ở Thái Bình Dương. Từ năm 2013, chính phủ ở Canberra đã tìm cách không cho thuyền nhân cập bến Úc. Thay vào đó, họ đưa thuyền nhân đến những trung tâm làm thủ tục ở nước ngoài tại đảo quốc tí hon Nauru ở Nam Thái Bình Dương và Papau New Guinea.

Nhưng từ năm 2013, chính phủ ở Canberra đã tìm cách không cho thuyền nhân cập bến Úc. Thay vào đó, họ đưa thuyền nhân đến những trung tâm làm thủ tục ở nước ngoài tại đảo quốc tí hon Nauru ở Nam Thái Bình Dương và Papau New Guinea.

Năm ngoái, Úc đã cung cấp cho chính phủ hàng chục triệu đô la để tiếp nhận những người tị nạn từ Nauru. Nhưng chỉ có 6 người chấp nhận đề nghị tái định cư, và một người trong số đó, một người đàn ông Rohingya, đã yêu cầu được trở về Myanmar.

Tin tức cho biết Campuchia nhận 40 triệu đô la viện trợ của Úc để đổi lấy việc tiếp nhận những người xin tị nạn. Thoả thuận này đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của các tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn. Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng thoả thuận này không phù hợp với những nguyên tắc của công ước về người tị nạn, mà cả Úc lẫn Campuchia đều đã ký kết.

Báo chí cho biết hơn 600 người xin tị nạn đang ở Nauru. Mấy trăm người khác đang ở một trung tâm tạm giam trên đảo Manus của Papua New Guinea dựa theo một thoả thuận với Úc. Giới hữu trách tin rằng hầu hết những thuyền nhân này đến từ các nước ở Nam Á và Trung Đông.