Những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử trao giải Oscar

Phim “It Happened One Night” (1934), với sự góp mặt của Clark Gable và Claudette Colbert, giành chiến thắng ở cả 5 hạng mục quan trọng nhất bao gồm Phim hay nhất, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính, Đạo diễn và Biên kịch xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 7 vào năm 1935. Trong lịch sử trao giải Oscar, chỉ có 2 phim nữa lập lại thành tích này là “One Flew over the Cuckoo’s Nest” (1975) và “The Silence of the Lambs” (1991). (AMPAS)
 

Nữ minh tinh Marilyn Monroe xuất hiện trên khấu lễ trao giải Oscar năm 1962 và hát chúc mừng sinh nhật Tổng thống John F. Kennedy với lời bài hát do cô viết lại. Sự kiện này càng khơi lên thêm những đồn đoán về mối quan hệ giữa cô và vị tổng thống. Đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của Marilyn Monroe trước công chúng trước khi qua đời vài tháng sau đó. (Ảnh tư liệu).

Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1968 chia đôi cho cả hai nữ diễn viên Barbra Streisand (trái) cho phim “Funny Girl” và Katharine Hepburn (phải) cho phim “The Lion in Winter.” Hepburn giành giải Oscar diễn xuất thứ 3 trong sự nghiệp của bà, nhiều hơn bất cứ diễn viên nam hay nữ nào tính tới thời điểm đó. Bà giành thêm giải Oscar thứ 4 và cũng là cuối cùng vào năm 1982 cho phim “On Golden Pond.” (AMPAS)

Danh hài huyền thoại Charlie Chaplin (phải), còn được biết với cái tên Charlot, được Hollywood tôn vinh với giải thưởng Oscar Danh dự vào năm 1972. Cả khán phòng nhà hát đã đồng loạt đứng lên vỗ tay tán dương ông trong suốt 12 phút không ngưng nghỉ. Biểu tượng điện ảnh này từng phải chịu sự truy bức của chính quyền Mỹ trong suốt những năm 50 vì bị cho là cộng sản. (AMPAS)

Men watch the runway on the morning of the final MH17 flight arriving at Kuala Lumpur International Airport. Malaysia Airlines retired flight number MH17 after its Amsterdam to Kuala Lumpur flight was shot down over the Ukraine.

Nữ diễn viên Vanessa Redgrave đã gây nên sóng gió dư luận sau khi phát biểu nhận giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim “Julia” tại lễ trao giải Oscar năm 1978. Trong bài phát biểu nhuốm màu chính trị, Redgrave đã sử dụng cụm từ “bọn vô lại theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái” để chỉ những người phản đối sự ủng hộ của bà dành cho người Palestine. (Youtube Oscars)

Nữ ca sĩ kiêm diễn viên Cher xuất hiện tại lễ trao giải Oscar năm 1986 với phong cách thời trang gây sốc. Bên cạnh là nam diễn viên Don Ameche với tượng vàng cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.” (AP)

Tại lễ trao giải Oscar năm 1992, người dẫn chương trình Billy Crystal làm khán giả bật cười thích thú khi hóa trang thành nhân vật Hannibal Lecter, kẻ sát nhân ăn thịt người do Anthony Hopkins thủ vai trong phim “The Silence of the Lambs.” Crystal bông đùa với Hopkins rằng sẽ ăn thịt ai đó cho bữa tối và mời Hopkins tham gia. Hopkins cũng vui vẻ đáp lại: “Bất cứ lúc nào!” (Youtube Oscars)

Tom Hanks có một trong những bài phát biểu gây xúc động nhất trong lịch sử Oscar vào năm 1994. Nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn một người đàn ông đồng tính bị nhiễm HIV, Hanks đã dành những lời tri ân sâu sắc đến người thầy dạy kịch nghệ của anh từ trường trung học, cũng là một người đồng tính. (AMPAS)

Đạo diễn/diễn viên người Ý Roberto Benigni nhảy cẫng sung sướng và đứng vắt vẻo trên hai hàng ghế sau khi nghe người đồng hương Sophia Loren xướng tên đoạt giải Phim tiếng nước ngoài hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 1999. Phim “Life is Beautiful” của Benigni cũng mang về cho ông giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. (AP)

Nữ diễn viên Halle Berry nghẹn ngào nước mắt khi đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với phim “Monster's Ball” tại giải Oscar 2002. Halle Berry là diễn viên gốc Phi đầu tiên đoạt giải ở hạng mục Nữ diên viên chính xuất sắc nhất. (AP)

Kathryn Bigelow làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử trao giải Oscar giành tượng vàng ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất vào năm 2010. Bộ phim “The Hurt Locker” của Bigelow cũng giành luôn giải Phim hay nhất. (AP)

Bức tượng Oscar trên thảm đỏ bên ngoài nhà hát Kodak ở Los Angeles, California.