Đường dẫn truy cập

‘Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về tỷ lệ tiết kiệm’


Ảnh minh họa: Tiền Việt Nam. REUTERS/Thomas White/Illustration
Ảnh minh họa: Tiền Việt Nam. REUTERS/Thomas White/Illustration

Tiền tiết kiệm do người dân Việt Nam dành dụm đang đạt các mức kỷ lục mới, nhưng giới quan sát không đồng quan điểm về liệu tiết kiệm quá nhiều là dấu hiệu tốt, hay xấu.

Kết quả của một cuộc khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện vào tháng trước kết luận rằng Việt Nam là một trong những nước nơi mà người tiêu dùng thích tiết kiệm tiền nhất thế giới. Theo kết quả này, tới 69% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát nói họ dùng tiền nhàn rỗi vào mục đích tiết kiệm, so với 68% ở Hồng Kông, 66% ở Trung Quốc, và 62% tại Indonesia.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam ngày càng giàu có hơn và do đó người dân tiết kiệm nhiều tiền hơn theo một xu hướng toàn cầu.

Mặc dù tiết kiệm tiền có vẻ là điều tốt cho các cá nhân, giới quan sát như chiến lược gia của Deutsche Bank Binky Chadha, và cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Ben Bernanke, bày tỏ lo lắng rằng kinh tế thế giới đang đối mặt với tình trạng thặng dư tiền tiết kiệm, điều có thể bóp méo môi trường đầu tư và dẫn đến lãi suất âm - có nghĩa là người về hưu phải trả tiền để gửi tiền tiết kiệm của họ tại ngân hàng.

'Bong bóng tài sản'

Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, tiết kiệm dư thừa đã đẩy thị trường chứng khoán lên các mức cao kỷ lục, mà các nhà phân tích khuyến cáo có thể đang tiến gần tới hiện tượng “bong bóng tài sản”. Tương tự tại Việt Nam, tiền tiết kiệm vượt mức cũng tạo ra bong bóng tài sản, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

"Một trong những lý do chính khiến người Việt Nam phải lo tiết kiệm là vì không có mạng lưới an sinh xã hội.”.
Một nhà bình luận trên Báo Thanh Niên


Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhưng các chuyên gia không đồng thuận với nhau về cách diễn giải sự giàu có mà Việt Nam đang tạo ra. Một mặt, có thể vì thiếu cơ hội đầu tư sản xuất cho nên người tiêu dùng đổ tiền đầu tư vào bất động sản hạng sang, có nguy cơ dẫn tới bong bóng tài sản, theo nghiên cứu của Oxford Analytica. Mặt khác, khả năng dành dụm nhiều tiền là một dấu hiệu tích cực từ người tiêu dùng, theo hãng nghiên cứu Nielsen-Vietnam.

Ngày càng có nhiều người cảm thấy tự tin về tương lai của mình hơn, nhưng bất chấp việc làm được bảo đảm hơn, họ vẫn tiết kiệm nhiều hơn để phòng bất trắc thay vì chi tiêu hôm nay, theo Giám đốc điều hành Nielsen-Vietnam Louise Hawley. Bà nói điều đó thể hiện “thái độ lạc quan về tương lai.”

Dấu hiệu của sự lo lắng?

Mặt khác, tỷ lệ tiết kiệm cao cũng có thể được hiểu là một dấu hiệu lo lắng, vì mọi người lo họ sẽ cần nhiều tiền khi nghỉ hưu.

Một nhà bình luận viết trên báo Thanh Niên: "Một trong những lý do chính khiến người Việt Nam phải lo tiết kiệm là vì không có mạng lưới an sinh xã hội.”

Tỷ lệ tiết kiệm quá cao không phải là một vấn đề riêng cho Việt Nam. Cựu Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ben Bernanke, nói rằng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã kiếm được nhiều tiền do xuất khẩu tới mức góp phần dẫn tới tình trạng tiền tiết kiệm quá dư thừa trên toàn cầu. Gần đây, Việt Nam cũng trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn dẫn tới thặng dư cán cân vãng lai.

Điều này có những hệ lụy đối với phần còn lại của thế giới. Như Trung Quốc, Việt Nam cũng sử dụng thặng dư tiết kiệm để mua trái phiếu của Mỹ, làm dấy lên lo ngại rằng Hoa Kỳ ngày càng mắc nợ các nước ngoài nhiều hơn. Nhu cầu cao đối với trái phiếu Mỹ cũng là một lý do khiến Hoa Kỳ không phải trả tiền lãi cao cho trái phiếu, làm giảm lãi suất.

Việt Nam cũng sử dụng số tiền thặng dư có được để mua ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ. Trong một báo cáo công bố trong tháng này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ than phiền rằng điều này giúp tăng giá trị của đồng đô la Mỹ và làm giảm giá trị tiền đồng Việt Nam, khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam càng rẻ hơn vào thời điểm khi chính quyền TT Trump muốn người tiêu dùng Mỹ bớt mua hàng hóa Việt Nam.

Theo phúc trình của công ty Nielsen, Việt Nam nên bớt can thiệp vào nền kinh tế, để cho tỷ giá hối đoái thay đổi theo các nguyên tắc kinh tế cơ bản.

Tuy vậy, CEO của Nielsen-Vietnam Louise Hawley nói tại Việt Nam, có lý do để lạc quan. Cuộc khảo sát vào tháng trước cho thấy mức độ tin cậy của người tiêu dùng Việt Nam được xếp vào hạng cao nhất trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Philippines.

Trong số những người Việt Nam được khảo sát, 77% cho biết họ cảm thấy an toàn, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cao hơn so với kết quả khảo sát trong quý trước.

‘Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về tỷ lệ tiết kiệm’
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:47 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG