Đường dẫn truy cập

Trong chuyến áp chót, máy bay xấu số của Lion Air 'không đạt tiêu chuẩn bay'


Một điều tra viên (phải) xem xét các mảnh vỡ của máy bay thuộc hãng Lion Air bị rơi hôm 13/10/2018
Một điều tra viên (phải) xem xét các mảnh vỡ của máy bay thuộc hãng Lion Air bị rơi hôm 13/10/2018

Chiếc máy bay của hãng Lion Air bị rơi xuống biển ngoài khơi Indonesia hồi tháng trước đã không đạt tiêu chuẩn bay trong chuyến bay áp chót, khi đó, các phi công cũng đã gặp phải những vấn đề tương tự như những gì xảy ra trên chuyến bay cuối cùng, các điều tra viên cho biết hôm 28/11.

Trong một báo cáo sơ bộ, Ủy ban An toàn Giao thông của Indonesia (KNKT) tập trung vào hoạt động bảo trì và huấn luyện phi công của hãng hàng không và hệ thống chống thất tốc của hãng Boeing Co, nhưng không đưa ra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn hôm 29/10 làm toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.

Điều tra viên Nurcahyo Utomo của KNKT cho hay cơ quan này chưa xác định được liệu hệ thống chống thất tốc có phải là một yếu tố góp phần gây ra tai nạn hay không.

"Chúng tôi vẫn chưa biết liệu nó có góp phần hay không. Còn quá sớm, chưa kết luận được", ông nói khi trả lời một câu hỏi.

Bản báo cáo đã tiết lộ những chi tiết mới về nỗ lực của các phi công để ổn định chiếc máy bay 737 MAX khi họ báo cáo "có vấn đề về điều khiển bay", bao gồm cả những lời cuối cùng của cơ trưởng đề nghị bên kiểm soát không lưu cho phép đạt độ cao 1500 mét.

Người ta mất liên lạc với chiếc máy bay sau khi nó cất cánh được 13 phút từ thủ đô Jakarta, bay hướng về phía bắc đến thị trấn khai thác mỏ Pangkal Pinang.

Thông tin lấy từ máy ghi dữ liệu bay cho thấy “máy rung cần lái” đã rung ở bên bộ phận điều khiển của cơ trưởng, cảnh báo về thất tốc trong hầu hết thời gian bay. Cơ trưởng đã sử dụng bộ điều khiển của mình để nâng đầu máy bay lên, nhưng hệ thống chống thất tốc tự động đã làm cho đầu máy bay chúc xuống.

Các phi công bay đã lái chính chiếc máy bay này vào ngày hôm trước đã gặp vấn đề tương tự, trên đường từ Denpasar, Bali đến Jakarta, cho đến khi họ sử dụng các công tắc để tắt hệ thống đó, rồi họ trực tiếp điều khiển để lái và ổn định chiếc máy bay, KNKT cho hay.

"Chuyến bay từ Denpasar đến Jakarta chứng kiến sự kích hoạt máy rung cần lái trong thời gian cất cánh và vẫn được kích hoạt trong suốt chuyến bay", ủy ban nói.

"Tình trạng này được coi là không đạt đủ tiêu chuẩn để bay" và chuyến bay lẽ ra phải bị "dừng lại".

Các phi công của chuyến bay đó đã báo cáo về vấn đề với đội bảo trì của Lion Air, đội này đã kiểm tra máy bay và duyệt cho nó được cất cánh vào sáng hôm sau.

Sau vụ tai nạn, Lion Air đã chỉ thị cho các phi công “mô tả toàn diện, đầy đủ” về các vấn đề kỹ thuật cho nhóm kỹ thuật, KNKT nói.

Trong một tuyên bố, Boeing đã thu hút sự chú ý chi tiết đến một danh sách các hoạt động bảo trì hàng không được nêu ra trong bản báo cáo nhưng hãng này chưa quy trách nhiệm cho nhân viên mặt đất hoặc các phi công về vụ tai nạn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG