Đường dẫn truy cập

Tòa xử tranh chấp tài nguyên biển Australia - Đông Timor


Người biểu tình giương biểu ngữ ủng hộ Đông Timor trong vụ tranh chấp dầu khí với Úc, bên ngoài Đại sứ quán Australia ở Jakarta, Indonesia, 24/3/2016.
Người biểu tình giương biểu ngữ ủng hộ Đông Timor trong vụ tranh chấp dầu khí với Úc, bên ngoài Đại sứ quán Australia ở Jakarta, Indonesia, 24/3/2016.

Đông Timor cáo buộc Australia là “kẻ bắt nạt” trong bối cảnh Tòa Trọng tài Quốc tế ở Hà Lan chuẩn bị phân xử tranh chấp kéo dài một thập kỷ đối với việc chia sẻ nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ ở Biển Timor.

Đông Timor muốn Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye, Hà Lan, phân xử xem nước nào sở hữu mỏ dầu và khí lớn dưới biển.

Chính quyền quốc gia còn được gọi là Timor Leste tin rằng Australia nhận được hơn nhiều so với những gì nước này được phép theo các hiệp ước quốc tế.

Tòa án cho biết sẽ làm công tác hòa giải mang tính bắt buộc giữa hai quốc gia này về tranh chấp hải giới, bác sự phản đối từ Australia.

Tòa Trọng tài Quốc tế có thể đi tới quyết định về việc bên phần nào của hải giới có mỏ dầu và khí lớn mà hai nước có thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận.

Hai bên giờ sẽ phải tham gia tiến trình đàm phán kín trong vòng 12 tháng tới.

Ông Jose Ramos Horta, cựu tổng thống Đông Timor, nói rằng nước ông đang đứng lên chống lại “kẻ bắt nạt”:

“Khắp khu vực Thái Bình Dương, Đông Nam Á, người ta đang ngưỡng mộ Timor Leste. Họ cho rằng Đông Timor thực sự can đảm khi đứng lên chống lại một kẻ bắt nạt hiện là cường quốc trong khu vực, và chấp nhận rủi ro lớn”.

Các quan chức Australia nói rằng các hiệp ước song phương hiện thời giữa hai nước láng giềng nằm ở châu Á – Thái Bình Dương mang lại “lợi ích lớn”, nhưng nói rằng chính quyền Canberra sẽ chấp nhận quyết định của tòa.

Vụ việc đã gây căng thẳng quan hệ vốn gần gũi giữa hai nước sau khi Australia hậu thuẫn để Đông Timor giành độc lập khỏi Indonesia vào cuối những năm 1990.

Quốc gia non trẻ này hiện phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, và có thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.600 đôla.

Hồi tháng Bảy, Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông trong vụ kiện do Philippines khởi xướng.

Bắc Kinh từ chối tham gia và đã tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG