Đường dẫn truy cập

Tập Cận Bình đến Senegal khởi đầu chuyến công du Châu Phi


Chủ tịch Trung Quốc Xi Tập Cận Bình đi cùng Tổng thống Senegal Macky Sall sau hi đến Sân bay Quốc tế Leopold Sedar Senghor, vào đầu chuyến thăm Dakar, Senegal, ngày 21 tháng 7, 2018.
Chủ tịch Trung Quốc Xi Tập Cận Bình đi cùng Tổng thống Senegal Macky Sall sau hi đến Sân bay Quốc tế Leopold Sedar Senghor, vào đầu chuyến thăm Dakar, Senegal, ngày 21 tháng 7, 2018.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Senegal hôm thứ Bảy trong một chuyến thăm kéo dài hai ngày để kí các thỏa thuận song phương, chặng đầu tiên của chuyến công du Châu Phi vào lúc Trung Quốc đang vung tiền cho vay ở châu lục này để đổi lấy khoáng sản và các hợp đồng thi công.

Trung Quốc giờ giao thương với Châu Phi nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác. Chuyến đi của ông Tập - chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông kể từ khi bắt đầu nhiệm kì thứ hai theo các qui định mới bãi bỏ thời hạn nhiệm kì - cũng sẽ đưa ông đến Rwanda và Nam Phi, để dự một hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS bao gồm các nền kinh tế đang trỗi dậy (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Những nỗ lực nhất quán Trung Quốc kết thân với Châu Phi tương phản rõ nét với Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã tỏ ra không mấy quan tâm đến lục địa này.

Ông Tập sẽ gặp Tổng thống Senegal Macky Sall lần thứ ba và kí một số thỏa thuận. Đại sứ Trung Quốc tại Senegal Trương Tấn được dẫn lời trên báo chí địa phương hồi tháng 3 nói rằng Trung Quốc đã đầu tư 100 triệu đôla vào Senegal vào năm 2017.

Châu Phi đang trong giai đoạn bùng nổ các dự án cơ sở hạ tầng được Trung Quốc rót vốn rẻ tiền vào và quản lí. Các dự án này là một phần trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ông Tập để xây dựng một mạng lưới giao thông kết nối Trung Quốc bằng đường bộ và đường biển với Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

Trung Quốc đã cam kết đầu tư 126 tỉ đôla cho kế hoạch này, được những người ủng hộ ca ngợi là một nguồn tài chính thiết yếu cho thế giới đang phát triển. Ở Senegal, các khoản vay của Trung Quốc đã tài trợ một đường cao tốc nối thủ đô Dakar với Touba, thành phố chính thứ hai của nước này, và một phần của một khu công nghiệp trên bán đảo Dakar.

Những người chỉ trích nói rằng Châu Phi đang ôm ngày càng nhiều nợ của Trung Quốc mà châu lục này có thể sẽ chật vật thanh toán, với các ước tính dao động trong khoảng hàng chục tỉ đôla. Điều đó có thể khiến các nước Châu Phi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhượng quyền kiểm soát những tài sản chiến lược cho nhà nước Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng một hải cảng ở quốc gia nhỏ bé Djibouti, nơi đặt các căn cứ quân sự lớn của Mỹ và Pháp, có thể chịu số phận này, dù Djibouti bác bỏ nỗi lo sợ đó.

Trong khi đó ở Guinea, một trong những nước nghèo nhất thế giới, Trung Quốc đang cho chính phủ vay 20 tỉ đôla để đổi lấy quyền được khai thác quặng nhôm.

Cũng như thương mại và khoáng sản, Trung Quốc cũng đã coi Châu Phi là một nguồn ủng hộ chính trị. Ngoại giao của Trung Quốc, tính tới tháng 5 năm nay, đã thành công trong việc cô lập mọi quốc gia châu Phi ngoại trừ chế độ quân chủ của Swaziland khỏi Đài Loan, lãnh thổ mà Trung Quốc coi là một tỉnh li khai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG