Đường dẫn truy cập

Phương Tây kêu gọi đàm phán trực tiếp Nga-Ukraina


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ trì cuộc họp của Nhóm tham gia Hiệp ước Budapest tổ chức ở Paris, ngày 5/3/2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ trì cuộc họp của Nhóm tham gia Hiệp ước Budapest tổ chức ở Paris, ngày 5/3/2014.

Diễn biến quan trọng ở Ukraina từ tháng 11 năm 2013

Diễn biến quan trọng ở Ukraina từ tháng 11 năm 2013

2013

21-11: Ukraina đình chỉ kế hoạch ký hiệp định gia nhập Liên Hiệp Châu Âu
30-11: Cảnh sát chống bạo loạn trấn áp những người biểu tình chống chính phủ tại Kyiv
17-12: Nga đề nghị cung cấp 15 tỉ đô la trong các khoản cho vay và hạ giá khí đốt

2014

16-01: Quốc hội Ukraina thông qua dự luất chống biểu tình
22-01: Các cuộc biểu tình lan rộng, hai người biểu tình bị bắn chết trong các vụ đụng độ tại Kyiv
29-01: Quốc hội chấp thuận dự luật ân xá những người biểu tình bị bắt nếu người biểu tình dời khỏi các tòa nhà bị chiếm.
16- 02: Những người biểu tình dời khỏi các tòa nhà chính phủ bị chiếm sau hai tháng
18-02: Cảnh sát tấn công các trại biểu tình, 18 người biểu tình và cảnh sát bị giết
20-02: Giao tranh nổ ra mặc dầu có việc loan báo đình chiến một ngày trước đó. Ít nhất 39 người thiệt mạng
21-02: Tổng thống Yanukovych loan báo bầu cử sớm sau các cuộc hội đàm do các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu đứng làm trung gian dàn xếp
22-02: Lãnh tụ đối lập Yulia Tymoshenko được trả tự do
23-02: Oleksandr Turchynov được chỉ định làm tổng thống lâm thời, chưa rõ ông Viktor Yanukovych ở đâu
24-02: Ukraina ban lệnh bắt giữ Tổng thống bị lật đổ Yanukovych
Hoa Kỳ, Anh, và Ukraina kêu gọi đàm phán trực tiếp giữa Ukraina và Nga, và nói các cuộc đàm phán này là cấp thiết để giải quyết vụ xung đột trong vùng Crimea của Ukraina.

Các vị ngoại trưởng của 3 quốc gia vừa kể, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, đã công bố một thông cáo chung hôm thứ tư sau các cuộc hội đàm ở Paris. Họ cũng kêu gọi điều ngay các quan sát viên quốc tế đến đông bộ Ukraina và Crimea, gần biên giới Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng có mặt ở Paris dự các cuộc hội đàm của nhóm gọi là thỏa thuận Budapest, nhưng không dự cuộc họp. Theo thỏa thuận năm 1994, Hoa Kỳ, Anh và Nga phải ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay ông Kerry đã nói chuyện riêng với ông Lavrov và hối thúc ông tham gia đàm phán với đối tác mới phía Ukraina, là ngoại truởng lâm thời Andriy Deshchytsia.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thông báo liên minh sẽ duyệt lại sự hợp tác với Nga, trong khi gia tăng việc tiếp xúc với giới lãnh đạo quân và dân sự của Urkaina.

Ông Rasmussen cũng nói NATO đã đình chỉ kế hoạch lập một phái bộ chung với Nga nhằm bảo vệ một chiếc tàu của Hoa Kỳ để tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria.

Ngoại trưởng Anh William Hague trước đó cho hay Hoa Kỳ và Anh đang theo đuổi “mọi thời cơ ngoại giao” để đưa các giới chức Nga và Ukraina đến chỗ tiếp xúc với nhau.

Ông Hague nói sẽ có “những thiệt hại và hậu quả” cho Nga nếu không đạt được tiến bộ ngoại giao. Ông nói Nga hiểu rằng thói quen của họ can thiệp vào các nước như Ukraina, Gruzia và Moldova sẽ gây thay đổi mối quan hệ của họ với các quốc gia Âu châu.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin được trích thuật nói rằng ông không muốn “căng thẳng chính trị” giữa Nga và Ukraina gây trở ngại cho công cuộc hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Các nhà lãnh đạo Tây phương đã kêu gọi hạ giảm những căng thẳng đã bùng ra khi lực lượng Nga tiến vào bán đảo Crimea của Ukraina cuối tuần trước.

Phương Tây đã gợi ý rằng vụ khủng hoảng có thể được giải quyết nếu Nga rút lực lượng của họ trở về các căn cứ ở Hắc Hải và cho phép các thanh sát viên quốc tế hoạt động.

Nhưng hôm thứ tư ông Lavrov tuyên bố Nga không thể ra lệnh cho các lực lượng vũ trang thân Nga ở Crimea, mà ông mô tả là các lực lượng “tự vệ” trở lại căn cứ, bởi vì các lực lượng này không phải là của Nga.

Và ông nói cho phép các thanh sát viên vào Crimea không phải là quyết định của nga, mà là quyết định của giới hữu trách Ukraina và Crimea.

Tân thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk nói với hãng tin Associated Press rằng ông muốn thấy một lực lượng đặc nhiệm đuợc thành lập để thảo luận về tình trạng của Crimea.

Ông nói: “Crimea là và đã từng là một phần không thể tách rời khỏi quốc gia Ukraina. Chúng tôi tin rằng cần phải thành lập một lực lượng đặc nhiệm để lập ra hình thức tự trị nào thêm vào mà Crimea có thể có được.”

Ông đổ lỗi cho ông Putin về tình trạng bất ổn hiện nay trong vùng và nói rằng các nhà lãnh đạo Ukraina “không thể hiểu được” vì sao ông Putin lại gửi binh sĩ Nga vào Crimea. Ông bầy tỏ sự lo ngại rằng Nga có thể bành trướng sự hiện diện đến các vùng nói tiếng Nga khác của Ukraina.

Crimea sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng của mình trong tương lai vào ngày 30 tháng 3. Người sắc tộc Nga chiếm gần 60 phần trăm dân số ở bán đảo này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG