Đường dẫn truy cập

Nhật Bản thúc đẩy vai trò trong ASEAN, thách thức Trung Quốc


Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 6/5/2016.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 6/5/2016.

Nhật Bản, nước lâu nay ủng hộ phát triển kinh tế ở Đông Nam Á, đang đẩy mạnh việc can dự ở khu vực vào lúc Trung Quốc đã gia tăng hiện diện trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên.

Tokyo cũng đang tăng cường vai trò của mình trong các cuộc tranh luận về an ninh ở Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông, nơi Tokyo cho rằng các tranh chấp cần phải được giải quyết bằng pháp quyền và không sử dụng vũ lực.

Đầu tuần này, Nhật Bản đã công bố một chương trình trị giá 6,8 tỷ đôla kéo dài 3 năm để tăng cường cơ sở hạ tầng khu vực trên toàn tiểu vùng Mekong, bao gồm một số địa điểm ở Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Sáng kiến Kết nối Nhật Bản-Mekong nhằm "tạo khuôn khổ" hỗ trợ những nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng như các cây cầu và các mạng lưới đường sắt, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ cho khu vực sông Mekong.

Những nỗ lực trong khu vực

Nhật Bản đưa ra chương trình mới nhất này dành cho khu vực sông Mekong tiếp sau một gói viện trợ chính thức ODA hồi năm 2013, theo đó cung cấp 2 nghìn tỷ Yen cho các nước ASEAN trong 5 năm. Nhật Bản cũng hậu thuẫn công cuộc hội nhập khu vực ASEAN với một quỹ trị giá 100 triệu đôla.

Nhà khoa học chính trị Thái Lan Thitinan Pongsudhirak nói các chương trình viện trợ phát triển và hỗ trợ ngoại giao lâu năm của Nhật Bản đang chịu áp lực ngày càng lớn do ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực đang ngày càng tăng.

Ông Thitinan nói:

"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Kishida được sắp xếp để khẳng định và giành lại lãnh địa đã mất, để nói rằng Nhật Bản vẫn hiện diện ở đây, rằng Nhật muốn quay trở lại đây, nước này sẽ không để mất đầu tư dài hạn của mình vào các dự án khác nhau trong những năm qua ở phần Đông Nam Á lục địa".

Hồi tháng 3, Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh hợp tác Lan Thương-Mekong ở tỉnh Hải Nam, được các nhà phân tích coi là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm gia tăng quan hệ với các nước ở Tiểu vùng Mekong Mở rộng, đặc biệt là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - thông qua chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với hỗ trợ lâu năm của Nhật Bản, đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Nhật Bản, cũng như Mỹ và Canada, đã không tham gia Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc hậu thuẫn.

Đại diện các quốc gia thành viên Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng châu Á hoan nghênh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông lên phát biểu trong lễ khai trương ngân hàng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/1/2016.
Đại diện các quốc gia thành viên Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng châu Á hoan nghênh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông lên phát biểu trong lễ khai trương ngân hàng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/1/2016.

Nhà khoa học chính trị Thitinan cho rằng Trung Quốc muốn làm nổi bật vai trò của mình trong việc phát triển khu vực thông qua chương trình hợp tác Lan Thương-Mekong.

"[Trung Quốc] sẽ là người duy nhất cầm trịch ở vùng Đông Nam Á lục địa, ngoài Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), không quan tâm đến Ủy ban Sông Mekong [liên chính phủ]. Vì vậy, Trung Quốc sẽ không chơi theo luật trừ khi chính họ lập ra luật. Vì vậy, các luật chơi đó phải là luật của Trung Quốc và chương trình Hợp tác Lan Thương-Mekong sẽ là phương tiện đó, nền tảng đó".

Ông Thitinan nói thêm:

"Nhật Bản đang đánh giá lại vai trò của mình. Giờ đây họ có khả năng tài chính với một số gói tài chính mới dành cho phát triển và các nước ở Đông Nam Á lục địa rất quan trọng đối với Nhật Bản".

Ông nói đối với các nước trong khu vực, vai trò nổi bật hơn của Nhật Bản mang lại một đối trọng để họ tránh rơi vào cảnh phải "chịu ơn và lệ thuộc vào những ý tưởng ngẫu hứng cũng như lợi ích về ngân sách của Trung Quốc".

Vấn đề khu vực

Trong bài phát biểu hồi đầu tuần, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida cũng bàn đến các vấn đề an ninh khu vực rộng lớn hơn, đặc biệt là về các vùng ngày càng nhiều tranh chấp ở Biển Đông.

Nhật Bản tham gia tập trận cùng với Mỹ trên Biển Đông.
Nhật Bản tham gia tập trận cùng với Mỹ trên Biển Đông.

Trong bài phát biểu một trường đại học ở Bangkok, ông Kishida nói "hòa bình và ổn định" là một điều kiện tiên quyết đối với thịnh vượng kinh tế, bao gồm nguyên tắc cơ bản là "pháp quyền", được thể hiện rõ qua "an ninh hàng hải".

Ông Kishida kêu gọi lập ra một bộ quy tắc ứng xử, với mục đích giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Nhật Bản đã tăng cường hỗ trợ hàng hải cho cả Việt Nam lẫn Philippines trong các bước được coi là "sự xoay trục về hàng hải" của Nhật Bản về phía Đông Nam Á.

Việt Nam và Philippines, cùng với Malaysia và Indonesia, có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tranh chấp với Bắc Kinh. Trong khi đó, Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.

Nhưng ông Carl Thayer, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Đại học New South Wales của Australia, nói Trung Quốc sẽ cố gắng loại trừ các bên ngoài cuộc ra khỏi các cuộc đàm phán về quản lý an ninh khu vực.

Ông Thayer nói Nhật Bản phải hành động để tránh bị cô lập.

"Trung Quốc đang cảm thấy có một số kháng cự, nhất là những kháng cự do Nhật Bản dẫn dắt, mà Nhật lại đang cố giúp các nước trong khu vực trở nên cứng rắn hơn. Nhưng nếu không có hành động quyết đoán của Mỹ, chỉ mình Nhật Bản thì không đủ mạnh để tiếp tục làm điều đó. Mấu chốt là có vẻ Trung Quốc đang có lợi thế nếu có phần chắc là không ai chịu hành động".

Nhật Bản thúc đẩy vai trò trong ASEAN, thách thức Trung Quốc
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:40 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG