Đường dẫn truy cập

Người Việt tị nạn tại Thái Lan hoan nghênh sắc lệnh của Tổng Thống Biden


Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ, thủ đô Washington, ngày 4/2/2021.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ, thủ đô Washington, ngày 4/2/2021.

Người Việt đang xin tị nạn chính trị tại Thái Lan vui mừng khi hay tin Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ký sắc lệnh khôi phục lại các chương trình tiếp nhận người tị nạn.

Hôm 4/2, Tổng thống Biden ký sắc lệnh “khởi động các nỗ lực cải cách hành chính” với mục tiêu tăng số người tị nạn lên 125.000 người trong năm tài chính đầu tiên.

Nội dung của sắc lệnh này bao gồm việc hủy bỏ các chính sách của chính quyền Donald Trump về việc hạn chế việc tái định cư người tị nạn và xét duyệt quá mức; cải thiện hiệu quả, tính toàn vẹn, an ninh và minh bạch của Chương trình Hoa Kỳ về việc Tiếp nhận người Tị nạn (USRAP); mở rộng năng lực xét duyệt người tị nạn; tăng cường khả năng tiếp cận nhiều nhất những người tị nạn dễ bị tổn thương.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết: “Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Biden gửi một thông điệp to lớn và rõ ràng: những người tị nạn được chào đón ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hôm nay, Hoa Kỳ tái cam kết bằng cả phẩm giá và sự tôn trọng, và không phân biệt đối xử đối với tất cả những cá nhân đăng ký chương trình tị nạn của Hoa Kỳ.”

Người Thượng VN tị nạn ở Thái Lan cầu cứu
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:34 0:00

Từ Bangkok, nhà hoạt động Đoàn Huy Chương, người từng bị cầm tù ở Việt Nam và hiện đang xin quy chế tị nạn chính trị, bày tỏ sự vui mừng trước sắc lệnh mới của Tổng thống Biden:

“Nghe được tin này chúng tôi rất vui mừng. Tôi hy vọng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ mở ra các cơ hội cho những người tị nạn. Hiện nay, tại Thái Lan có những người Việt xin tị nạn hơn 20 năm vẫn chưa được nước thứ ba tiếp nhận.”

Ông Đoàn Huy Chương cho biết hiện tại có hơn 2.000 người đang tị nạn tại Thái Lan:

“Có bốn nhóm sắc tộc gốc Việt xin tị nạn ở Thái Lan: nhóm người Việt (Kinh), Khmer Krom, Montagnard, H’mong. Tổng cộng người tị nạn ở đây khoảng 500 gia đình, với khoảng 2.100 người.

“Người tị nạn ở đây gặp rất nhiều khó khăn do Thái Lan không ký Công ước 1951 về việc công nhận người tị nạn, cho nên họ không được ở lại Thái Lan, và phải tìm cách đi đến một nước thứ ba. Dù có được cấp quy chế tị nạn thì vẫn bị xem người cư trú bất hợp pháp.”

Việt-Thái tăng cường hợp tác an ninh, người tị nạn chính trị bất an
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:06 0:00

Ông Y Quynh Bdap, người Montargnard theo đạo Tin Lành ở Đắc Lăk và sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018, nói với VOA về sắc lệnh của Tổng thống Biden:

“Đây là một tin mừng cho người tị nạn vì chúng tôi đang gặp khó khăn ở đây. Hiện nay số lượng người Montagnard ở Thái Lan gần 800 người, trong đó có 600 người từ Việt Nam sang, còn là từ Campuchia.

“Đây là một số lượng số người tị nạn do chính quyền Việt Nam đàn áp về tôn giáo và chính trị.

“Ở đây chúng tôi không được phép làm việc, không được an toàn do chính phủ Thái không ký Hiệp định 1951 về người tị nạn.

Tân Tổng thống Biden cam kết khôi phục “vai trò lịch sử” của Mỹ là một quốc gia luôn chào đón người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, sau 4 năm chính quyền Tổng thống Donald Trump cắt giảm tiếp nhận người tị nạn.

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, mục tiêu cho năm tài chính tới, bắt đầu từ ngày 1/10/2021, là tiếp nhận 125.000 người tị nạn, tăng hơn 8 lần so với con số 15.000 người của chính quyền tiền nhiệm.

Chính quyền Tổng thống Trump đã nhiều lần miêu tả người tị nạn như mối đe dọa an ninh và gây ảnh hưởng các cộng đồng Mỹ. Ông đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm siết chặt vấn đề nhập cư.

Hãng tin Reuters dẫn số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết ước tính có 1,4 triệu người tị nạn trên toàn thế giới đang cần tái định cư khẩn cấp.

VOA Express

XS
SM
MD
LG