Đường dẫn truy cập

Nạn nhân hiếp dâm Mỹ gốc Việt được đề cử Nobel Hòa bình


Cô Amanda Nguyễn đứng trước Quốc hội Mỹ.
Cô Amanda Nguyễn đứng trước Quốc hội Mỹ.

Một thiếu nữ Mỹ gốc Việt, từng bị hãm hiếp khi theo học trường Harvard, mới được đề cử giải Nobel Hòa bình 2019 vì nỗ lực ‘không mệt mỏi’ cho quyền của hơn 25 triệu nạn nhân bị tấn công tình dục khắp Hoa Kỳ.

Trong lá thư đề cử cô Amanda Nguyễn, nữ dân biểu Mimi Walters viết rằng nhà hoạt động 26 tuổi này đã mở “chiến dịch mang tính cách mạng nhằm mang lại các quyền cơ bản cho các nạn nhân bị cưỡng bức và truyền cho họ sức mạnh để đi tìm công lý”.

Bằng việc sử dụng sức mạnh từ tiếng nói của mình nhằm giúp nước Mỹ giữ vững cam kết thượng tôn pháp luật, cô Nguyễn đã chứng tỏ những phẩm chất tốt đẹp nhất của một công dân, nhưng cô không dừng ở đó.
Thư đề cử có đoạn.

Nhà lập pháp từ tiểu bang California cho biết rằng cô Amanda là người đã giúp bà soạn thảo Dự luật về Quyền của những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục, và nó đã được nhất trí thông qua tại Quốc hội Mỹ rồi được Tổng thống Barack Obama ký thành luật năm 2016.

“Bằng việc sử dụng sức mạnh tiếng nói của mình nhằm giúp nước Mỹ giữ vững cam kết thượng tôn pháp luật, cô Nguyễn đã chứng tỏ những phẩm chất tốt đẹp nhất của một công dân, nhưng cô không dừng ở đó. Là một công dân của thế giới, cô đã đầy lòng vị tha, nhân rộng ảnh hưởng của mình bằng cách mở cánh cửa cho khoảng 35% phụ nữ trên thế giới đã trải qua bạo lực tình dục để cùng đồng hành”, bà Walters viết trong lá thư gửi Ủy ban Nobel Na Uy, đề ngày 25/5, nhưng mới chính thức công bố cuối tháng Sáu.

Kể lại cảm giác khi biết tin mình được đề cử giải Nobel Hòa bình, cô Amanda nói “thực sự cảm thấy vinh dự”.

Cô nói thêm với VOA tiếng Việt: “Khi phần đông mọi người nghĩ tới hòa bình, công việc mà nhóm của tôi đang thực hiện có thể không phải là điều đầu tiên họ nghĩ tới. Nhưng sự thật là với ước tính 35% phụ nữ trên thế giới sống sót sau khi trải qua bạo lực tình dục, việc có thể tiếp cận công lý là điều cần thiết để mang lại sự an bình đối với họ. Cuộc đời họ là cuộc chiến vô hình, ăn mòn tiềm năng của con người. Sự bất lực của họ là nỗi hổ thẹn của chúng ta”.

Nhưng điều tôi tự hào nhất là chứng kiến hàng trăm người sống sót sau khi bị hiếp dâm khắp nước Mỹ nhiệt huyết lên tiếng để tác động tới việc lập pháp và tạo ra thay đổi tại các cộng đồng của mình. Bằng cách sử dụng tiếng nói của mình và chia sẻ những gì xảy ra với những người nắm quyền, họ đang đứng lên để cho thấy rằng một người sống sót là như thế nào, và đó là sức mạnh của hy vọng.
Cô Amanda nói.

Về “Rise” [tạm dịch: Vươn lên], tổ chức phi lợi nhuận cô sáng lập để thúc đẩy việc thông qua đạo luật trên tại tất cả 50 bang của nước Mỹ cũng như trên thế giới, nhà hoạt động trẻ gốc Việt nói: “Sau khi liên hệ với những người sống sót khác, tôi nhanh chóng nhận ra rằng đây không phải là cuộc chiến của riêng tôi. Ý tưởng hàng trăm, hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người sống sót khác cùng nhau đứng lên vượt qua nỗi nhục, cảm giác có lỗi hoặc thậm chí sự bất công khiến tôi ngập tràn hy vọng”.

Cô nói thêm rằng “Rise” “có rất nhiều điều để tự hào”, nhất là “sự nhất trí thông qua một đạo luật liên bang; 13 luật cấp tiểu bang; tác động tới cải cách tư pháp hình sự tại một quốc gia nước ngoài [Nhật] và một đề cử giải Nobel Hòa bình”.

“Nhưng điều tôi tự hào nhất là chứng kiến hàng trăm người sống sót sau khi bị hiếp dâm khắp nước Mỹ nhiệt huyết lên tiếng để tác động tới việc lập pháp và tạo ra thay đổi tại các cộng đồng của mình. Bằng cách sử dụng tiếng nói của mình và chia sẻ những gì xảy ra với những người nắm quyền, họ đang đứng lên để cho thấy rằng một người sống sót là như thế nào, và đó là sức mạnh của hy vọng”, người còn đang được huấn luyện để trở thành một phi hành gia nói.

Cuối tháng trước, cùng với nam diễn viên Terry Crews, công dân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi đã ra điều trần tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ về Dự luật về Quyền của những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục.

Việc được lên tiếng tại cơ quan lập pháp của Mỹ đã khiến cô nhớ lại chuyện từng “không thể thu hút sự chú ý của bất kỳ ai”.

Trong văn hóa Việt Nam, chuyện kỳ thị đối với các nạn nhân bạo lực tình dục là có thật. Điều tôi muốn các nạn nhân sống sót biết rằng là họ không đơn độc. Họ được yêu thương. Họ không trở nên ít giá trị hơn vì trải qua chuyện chấn động như vậy. Câu chuyện của họ vẫn có ý nghĩa.
Cô Amanda nói.

Cô Amanda nói với VOA tiếng Việt: “Tôi đã từng trải hết lòng mình cho một nhân viên tập sự tại sảnh Quốc hội Mỹ trong vòng 5 phút chỉ để được nói chuyện với bất kỳ ai về quyền đó. Giờ, tôi tiếp tục trở lại chính những sảnh trống trải đó và đã thắng trong cuộc chiến của mình. Chúng tôi đã trải qua một chặng đường dài, nhưng cuộc chiến vẫn chưa chấm hết và tôi vẫn phải đấu tranh cho các quyền này tại từng bang một”.

Khi được hỏi sẽ truyền thông điệp gì tới các nạn nhân hiếp dâm ở Việt Nam nếu có cơ hội, nhà hoạt động 26 tuổi cho biết rằng điều cô “muốn nói hơn cả đó là các bạn không đơn độc”.

Cô nói thêm: “Trong văn hóa Việt Nam, chuyện kỳ thị đối với các nạn nhân bạo lực tình dục là có thật. Điều tôi muốn các nạn nhân sống sót biết rằng là họ không đơn độc. Họ được yêu thương. Họ không trở nên ít giá trị hơn vì trải qua chuyện chấn động như vậy. Câu chuyện của họ vẫn có ý nghĩa”.


Do thư đề cử cô Amanda được gửi vào tháng Năm, sau hạn xét duyệt cho năm 2018, nhà hoạt động vì quyền của các nạn nhân bị cưỡng hiếp này sẽ được cân nhắc cho giải Nobel Hòa bình vào năm sau.

Blogger Mẹ Nấm cũng được đề cử giải Nobel Hòa bình nhưng hiện chưa rõ cô sẽ được xét cho giải năm 2018 hay 2019.
Blogger Mẹ Nấm cũng được đề cử giải Nobel Hòa bình nhưng hiện chưa rõ cô sẽ được xét cho giải năm 2018 hay 2019.

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, có 330 đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2018, trong đó có 216 cá nhân và 114 tổ chức, và đây là con số cao thứ hai từ trước tới nay.

Từ con số hàng trăm đề cử này, Ủy ban Nobel sẽ rút gọn danh sách rồi tiến hành tìm hiểu các ứng viên trước khi công bố người đoạt giải vào tháng Mười.

Trong số những người được đề cử, tin cho hay, còn có một người Việt Nam là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm). Tuy nhiên, hiện chưa rõ cô Quỳnh sẽ được xét duyệt cho giải năm 2018 hay 2019.

Nhà hoạt động gốc Việt được đề cử Nobel Hòa bình
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:31 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG