Đường dẫn truy cập

Myanmar, Bangladesh đồng ý hợp tác hồi hương người tị nạn Rohingya


Người tị nạn Rohingya chạy khỏi Myanmar chờ đợi trong một đồng lúa để được băng qua biên giới ở Palang Khali, Bangladesh, ngày 9 tháng 10, 2017.
Người tị nạn Rohingya chạy khỏi Myanmar chờ đợi trong một đồng lúa để được băng qua biên giới ở Palang Khali, Bangladesh, ngày 9 tháng 10, 2017.

Myanmar và Bangladesh hôm thứ Ba đồng ý hợp tác về việc hồi hương người tị nạn Rohingya và thực hiện các bước để tăng cường an ninh biên giới trong khi mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vẫn căng thẳng vì dòng người tị nạn tiếp tục đổ vào Bangladesh.

Hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy khỏi Myanmar kể từ ngày 25 tháng 8, khi các cuộc tấn công của những phần tử nổi dậy người Rohingya khơi ra một phản ứng quân sự ác liệt của quân đội Myanmar mà Liên Hiệp Quốc gọi là thanh lọc sắc tộc.

Tại một cuộc họp ở thủ đô Naypyitaw của Myanmar có sự tham dự của Bộ trưởng Nội vụ Myanmar Kyaw Swe và người tương nhiệm Asaduzzaman Khan của Bangladesh, hai nước đã ký hai thỏa thuận về an ninh và hợp tác biên giới.

Hai bên cũng đồng ý "ngăn chặn dòng cư dân ở Myanmar đổ sang Bangladesh" và "thành lập một nhóm công tác chung," Tin Myint, thư ký thường trực bộ nội vụ Myanmar nói với các phóng viên sau cuộc họp.

"Sau nhóm công tác chung và xác minh, hai nước đã đồng ý sắp xếp các bước khác nhau để những người này có thể trở về quê hương một cách an toàn và được tôn trọng và trong những điều kiện an toàn," Mostafa Kamal Uddin, thư ký bộ nội vụ Bangladesh cho biết.

Hai quan chức không nêu cụ thể các bước mà nhà chức trách sẽ thực hiện cho công tác hồi hương, và cho biết rằng phần lớn các cuộc thảo luận đã được dành cho các thỏa thuận hợp tác về biên giới và an ninh vốn được thương thuyết từ lâu.

Hàng ngàn người tị nạn tiếp tục băng qua sông Naf, ngăn cách bang Rakhine ở miền tây Myanmar và Bangladesh trong những ngày gần đây, dù Myanmar nói rằng các hoạt động quân sự đã chấm dứt vào ngày 5 tháng 9.

Mỹ hôm thứ Hai rằng họ đang xem xét một loạt các hành động tiếp theo liên qua tới sự đối đãi của Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya thiểu số.

Dù hôm thứ Ba các quan chức nói rằng các cuộc hội đàm diễn ra thân thiện, song căng thẳng vẫn còn cao giữa hai nước. Bangladesh tháng trước đã cáo buộc Myanmar liên tục xâm phạm không phận của họ và cảnh báo rằng bất cứ hành động khiêu khích nào cũng có thể đưa tới "hậu quả không đáng có."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG