Đường dẫn truy cập

Mỹ đe dọa phủ quyết các phán quyết của WTO


Lời đe dọa được đưa ra tong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu 20 phần trăm lên xe hơi của Liên minh Châu Âu.
Lời đe dọa được đưa ra tong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu 20 phần trăm lên xe hơi của Liên minh Châu Âu.

Mỹ gia tăng thách thức đối với hệ thống thương mại toàn cầu hôm thứ Sáu, nói với Tổ chức Thương mại Thế giới rằng những phán quyết phúc thẩm trong các tranh chấp thương mại có thể bị phủ quyết nếu chúng mất nhiều thời gian hơn 90 ngày được cho phép.

Phát biểu của Đại sứ Mỹ Dennis Shea đe dọa làm xói mòn một yếu tố then chốt của việc chấp hành luật lệ thương mại tại WTO đã hoạt động 23 năm qua: đó là sự dàn xếp tranh chấp mang tính ràng buộc, được nhiều người coi là một thành trì quan trọng chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

Bước đi này được đưa ra trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã lên tiếng chỉ trích các thẩm phán WTO trong quá khứ, đe dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu 20 phần trăm lên xe hơi của Liên minh Châu Âu, trong một chiến dịch đe dọa và thuế quan chưa từng có nhằm trừng phạt các đối tác thương mại của Mỹ.

Ông Shea nói với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO rằng các phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm của WTO, trên thực tế là tòa án tối cao của thương mại thế giới, là vô giá trị nếu chúng mất quá nhiều thời gian. Các phán quyết sẽ không còn bị chi phối bởi “sự đồng thuận ngược,” theo đó chúng sẽ bị chặn lại chỉ nếu tất cả các thành viên WTO chống đối.

Một quan chức tham dự cuộc họp nói với Reuters rằng các thành viên WTO khác đồng ý rằng Cơ quan Phúc thẩm phải tuân thủ các quy định, nhưng không ai ủng hộ quan điểm của ông Shea rằng các phán quyết muộn có thể bị phủ quyết, và nhiều người bày tỏ lo ngại về những phát biểu của ông.

Các phán quyết thường được đưa ra muộn vì WTO nói rằng các tranh chấp rất nhiều và phức tạp. Mọi thứ càng bị trì trệ hơn nữa bởi vì ông Trump đang chặn việc bổ nhiệm những thẩm phán mới, dồn khối lượng công việc lên các thẩm phán còn lại.

Tại cuộc họp hôm thứ Sáu, Mỹ vẫn tiếp tục phản đối việc bổ nhiệm các thẩm phán, một tín hiệu cho thấy Mỹ sẽ phủ quyết một thẩm phán đang hi vọng được tái bổ nhiệm vào hội đồng thẩm phán bảy người vào tháng 9.

Nếu không có ông này, Cơ quan Phúc thẩm sẽ chỉ có ba thẩm phán, con số tối thiểu cần thiết để giải quyết mọi tranh chấp. Việc này khiến hệ thống có nguy cơ đổ vỡ nghiêm trọng nếu một trong ba thẩm phán không thể tham gia phân xử một vụ kiện vì lí do pháp lí hoặc các lí do khác.

66 quốc gia thành viên WTO đang ủng hộ một kiến nghị yêu cầu Mỹ cho phép việc bổ nhiệm được xúc tiến. Hôm thứ Sáu, Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, lần đầu tiên ủng hộ bản kiến nghị. Điều này có nghĩa là tất cả những nước chính sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp đều thống nhất chống lại ông Trump.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG