Đường dẫn truy cập

Em tôi: Lê Trạch Lựu và mối tình theo mãi một đời


<div dir="ltr" style="zoom:1">
<span id="result_box" lang="tr"><span class="hps">Judy</span> <span class="hps">Goos&nbsp;</span><span class="hps">kızı Emma&#39;nın (en solda) arkadaşlarından </span><span class="hps">Isaiah</span> Bow&#39;a sarılıyor. Is
<div dir="ltr" style="zoom:1"> <span id="result_box" lang="tr"><span class="hps">Judy</span> <span class="hps">Goos&nbsp;</span><span class="hps">kızı Emma&#39;nın (en solda) arkadaşlarından </span><span class="hps">Isaiah</span> Bow&#39;a sarılıyor. Is

"Em tôi" ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sỹ sáng tác "gặp" lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Hôm nay nhạc sỹ Lê Trạch Lựu nói về câu chuyện tình đã đưa chúng ta đến với "Em Tôi", mời quí vị cùng theo dõi với Lan Phương sau đây.

Lê Trạch Lựu rời Việt nam thời loạn ly năm 1951, bỏ lại sau lưng một mối tình, không hiểu người yêu của mình ở phương nao khi mà khói lửa, chiến tranh, tản cư, ly tán đã đẩy mọi người vào tình huống chẳng biết những người thân của mình còn sống hay đã chết.

Ở Pháp, theo học nốt bậc trung học rồi vào ngành điện ảnh và làm truyền thông, ông vẫn nhớ hình bóng cũ, cô thiếu nữ tên Phượng mà ông đã gặp lần đầu trong một chuyến đi cắm trại của đoàn hướng đạo ở Sầm Sơn. Chiều nào, qua khung cửa sổ, ông cũng nhìn thấy cô gái ngồi giặt áo bên bờ giếng, người cao, trắng trẻo, đôi mắt thật đẹp đến nỗi chàng thanh niên mới lớn thấy ngây ngất như lên cơn sốt rồi mới chợt nhận ra: "chao ơi tình yêu là thế hay sao?"

Trở về Hà Nội, ông may mắn tìm biết được địa chỉ của người mà ông say đắm. Liên tiếp trong 3 tháng trời ông viết cho cô Phượng gần 70 lá thư mà không được trả lời. Cậu em trai của cô Phượng, chú Mỹ đóng vai chim xanh đưa thư cho ông. Cho đến một ngày ông được người trong mộng hồi âm, rằng cô rất yêu ông nhưng muốn thử lòng xem ông có phải là người nghiêm túc hay không, và lúc đó là 1 tuần lễ trước ngày toàn quốc kháng chiến. Sau đó thì gia đình cô Phượng tản cư về Hà Đông. Từ Hà Nội ông tìm đến thăm cô Phượng. Thân mẫu của hai người cũng là chỗ quen biết và hai người đã cùng nhau đi chơi suốt buổi chiều bên ven sông, dưới sự... giám sát của cậu em cô Phượng! Hạnh phúc, đến nỗi hai người nói chuyện gì ông không thể nhớ, chỉ nhớ rằng hạnh phúc như chưa bao giờ được hạnh phúc như vậy, duy có một điều ân hận, là ông chưa hề nắm lấy bàn tay của người yêu, dù chỉ một lần.

Rồi chiến tranh, gia đình Phượng tản cư, mất liên lạc, ông sang Pháp.

Tháng ngày qua, ở Pháp, cũng là thời gian mà nỗi nhớ quay quắt đã là nguồn suối trào dâng để một ngày, bên những bạn bè như Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, ông bấm lên phím đàn, đưa "Em Tôi" vào đời.

Ông cho biết: "Mối tình đối với cô theo tôi suốt đời, vì rằng đó là mối tình đầu, mà mình không biết nhau ở đâu, không biết người ta sống hay chết, tôi nhớ đến cô và tôi đã làm bài 'Em Tôi'."

Bẵng đi một thời gian dài, một hôm tình cờ tìm lại được địa chỉ ở Hà Nội của Phượng, ông viết thư về cho cậu em thử hỏi thăm, thì được hồi âm rằng chị của cậu chờ đợi mãi, bao nhiêu đám hỏi mà không nhận lời, sau này ngỡ ông đã chết cô lập bàn thờ, để tang ông 2 năm, nhưng sau vì gia đình thúc giục và đã 26 tuổi, phải có con, cô đành đi lấy chồng. Từ đó ông im lặng, cắt đứt để cho người cũ yên ấm bên chồng con.

Về phần cô Phượng, người chồng cô cũng chấp nhận là cô có một mối tình trước, hết sức cảm thông. Nhưng đôi khi thấy vợ buồn, ông khuyên vợ để ông cất những lá thư và hình cảnh cũ, đến bao giờ vui hãy mở ra xem. Thế rồi ông mất, những lá thư xưa không tìm lại được nữa.

Mãi đến cuối năm 2009, 60 năm sau, ông liên lạc được một người bạn cũ từ bao năm ở lại Hà Nội, và chính người bạn này đã giúp nhạc sỹ họ Lê tìm ra số điện thoại của người xưa. Qua đường dây điện thoại ông đã gọi về thăm hỏi bà. Bà không thể tin là ông còn sống, nhắc đi nhắc lại 3 lần như ngỡ trong mơ "anh Lê Trạch Lựu đấy ư?". Ông tâm sự tiếp:

"Bây giờ chúng tôi nói chuyện với nhau. Tình ngày xưa xa lắc xa lơ. Cô đã đi lấy chồng, mà tôi đã lấy vợ, bây giờ chỉ coi nhau như bạn già thôi. Quí nhau, kính trọng nhau, chứ không nghĩ đến tình yêu ngày xưa nữa. Không thể nào lập lại thời đó được. Nhưng hai người vẫn rất quí nhau, tôi vẫn thường gọi cho cô, hay cô có gọi tôi, nhưng mà ăn nói như hai người bạn thân thôi."

Từ ngày rời Hà Nội năm 1951, nhạc sỹ họ Lê chưa một lần trở lại quê hương. Ông lập gia đình với một người vợ Pháp, gốc Ba Lan, mà theo lời ông thì bà là người rất đẹp, đoan trang, miệng cười tươi như hoa, và ông nhận là số ông may mắn, từ người yêu đến người vợ ai cũng đoan chính.

Thời còn trẻ cũng có người bạn rủ ông về miền nam làm việc, và hãng thông tấn Pháp cũng muốn ông về để lập một cột trụ ở bên đó, nhưng nhạc sỹ họ Lê tâm sự:

"Tôi nghĩ rằng hồi đó tôi có đứa con nhỏ nhất mới 3 tuổi, nếu tôi về Việt Nam tôi sẽ mê một cô Việt nam, tôi sẽ lấy cô Việt Nam, sống với cô Việt Nam thì tôi sẽ không trở lại Pháp nữa. Tôi tự nghĩ: mình sinh ra con, mình không nuôi con, mình bỏ nó, sung sướng với cuộc sống của mình, rồi sau này con mình nó nhìn mình bằng cách gì mình không thể sống được. Vì thế tôi không đi. Mà nếu tôi đi, thì cũng không thể trở về được, nghề của tôi là ra chiến trường quay phim. Tôi vui thích với nghề đó lắm, mà có thể chết được, nên về thì không thể nào trở lại được nữa."

Trong buổi nói chuyện với nhạc sỹ Lê Trạch Lựu, năm nay đã trong lứa tuổi bát tuần, ông có cho biết về những sáng tác khác của ông, những ca khúc đã bị cái bóng của "Em Tôi" che mờ:

"Nhạc của tôi người ta không biết nhiều, người ta chỉ biết đến 'Em Tôi' thôi. Ở Hà Nội, ông Thẩm Oánh có ra một bài của tôi là bài 'Thôn Chiều', ông ấy quí bài đó lắm. Sang Pháp, nhớ quê hương, tôi làm bài 'Nhớ' được trình bày trên đài phát thanh Hà Nội, và Sài Gòn sau này. Bài thứ ba là bài 'Em tôi'. Bài 'Em Tôi' được người ta quí trọng nó quá nên thên hạ quên mất 'Nhớ' và 'Thôn Chiều'."

Khoảng 20 năm sau khi "Em Tôi" ra đời, vẫn nỗi nhớ người xưa, nhạc sỹ họ Lê đã sáng tác "Cành Mai Tóc Ngắn".

Cũng trong buổi nói chuyện, nhạc sỹ Lê Trạch Lựu có lời nhắc những ai yêu mến ông xin để ý cho 3 chỗ trong lời nhạc của bài "Em Tôi" mỗi khi hát:

1. Cho anh gót thắm đem dệt nhớ nhung lời thơ (không phải "rót thắm" hay "góp thắm"); Ông giải thích: người đàn bà xưa ăn mặc kín đáo, quần chùng áo dài, gót sen của nàng là nguồn xúc cảm, gợi trí tưởng tượng, chứ không lộ liễu như bây giờ.

2. Đèn trăng phô sắc huy hoàng sáng hơn màu nắng (không phải là "đàn trăng").

3. Này trăng, này sao chia nhé em (không phải là "này trăng, này sao kia nhé em").

Xin cảm ơn nhạc sỹ Lê Trạch Lựu, cảm ơn "Em tôi", cảm ơn cả người xưa đã là nguồn cảm xúc để nhạc phẩm trữ tình này hiện hữu.

Quí vị vừa nghe Anh Ngọc, Sỹ Phú, Mai Hương trình bày nhạc phẩm Em Tôi. Xin cảm ơn quí vị đã theo dõi buổi nói chuyện hôm nay với nhạc sỹ Lê Trạch Lựu.

Quí vị có thể vào cothommagazine.com để nghe 1 số nhạc phẩm khác của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG