Đường dẫn truy cập

Indonesia thông qua luật chuyển thủ đô đến vùng rừng Borneo


Tổng thống Indonesian Joko WidodoIndo (áo trắng) thăm địa điểm sẽ là thủ đô mới (ảnh tư liệu, 17/12/2019).
Tổng thống Indonesian Joko WidodoIndo (áo trắng) thăm địa điểm sẽ là thủ đô mới (ảnh tư liệu, 17/12/2019).

Quốc hội Indonesia hôm thứ Ba 18/1 thông qua luật chuyển thủ đô nước này từ Jakarta đến một địa điểm nằm sâu trong rừng Kalimantan trên đảo Borneo. Đây là bước tiến quan trọng nhất trong một ý tưởng mà các nhà lãnh đạo của đất nước đã cân nhắc và đề xuất trong nhiều năm.

Luật về thủ đô mới của đất nước mang lại khuôn khổ pháp lý cho dự án lớn đầy tham vọng với trị giá 32 tỷ đô la của Tổng thống Joko Widodo. Luật đặt ra các quy định về cách thức cung cấp ngân sách và quản lý sự phát triển của thủ đô.

"Thủ đô mới có chức năng trung tâm và là biểu tượng cho bản sắc của quốc gia, đồng thời là trung tâm trọng điểm kinh tế mới", Bộ trưởng Kế hoạch Suharso Monoarfa phát biểu trước quốc hội sau khi dự luật được thông qua thành luật.

Việc di dời ban đầu sẽ bắt đầu từ năm 2022 đến năm 2024, với các tuyến đường và bến cảng được ưu tiên để tạo kết nối giao thông, trong giai đoạn này, có một số dự án hoạt động dưới hình thức đối tác công-tư, Bộ Tài chính cho biết.

Các kế hoạch di chuyển chính phủ ra khỏi Jakarta, siêu đô thị 10 triệu dân mà trong nhiều năm nay thường xuyên bị tắc đường, ngập lụt và ô nhiễm không khí, đã được nhiều đời tổng thống đề xuất, nhưng không ai thực hiện được cho đến nay.

Tổng thống Joko Widodo lần đầu tiên công bố kế hoạch dời đô của ông vào năm 2019, nhưng tiến độ đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.

Thủ đô mới sẽ mang tên do ông chọn là Nusantara. Đó là một cụm từ trong tiếng Java để nói về quần đảo Indonesia. Hiện vẫn chưa có khung thời gian cụ thể về hoàn thành dự án và Jakarta sẽ vẫn là thủ đô cho đến khi có một sắc lệnh do tổng thống ban hành về việc chính thức dời đô.

Nusantara sẽ đi con đường giống như những thủ đô mới ở các nước khác, nổi bật là các trường hợp của Brazil và Myanmar.

Nó sẽ củng cố chuỗi cung và đặt Indonesia "ở vị trí chiến lược hơn trong các tuyến đường thương mại của thế giới, cũng như trong dòng chảy về đầu tư và đổi mới công nghệ", chính phủ cho biết trong một tuyên bố.

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hình dung rằng thủ đô mới sẽ là một "siêu trung tâm" phát thải carbon thấp và sẽ hỗ trợ hoạt động của các lĩnh vực dược phẩm, y tế và công nghệ, cũng như thúc đẩy tăng trưởng bền vững bên ngoài đảo Java.

Nhưng có những người chỉ trích rằng luật đã được thông qua một cách vội vàng, không có sự tham vấn rộng rãi với công chúng và chưa đánh giá đủ về môi trường.

(Reuters)

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG