Đường dẫn truy cập

HRW: Việt Nam leo thang đàn áp nhân quyền


Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch Phil Robertson trong một cuộc phỏng vấn với VOA.
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch Phil Robertson trong một cuộc phỏng vấn với VOA.
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:22 0:00
Tải xuống

Tình hình nhân quyền Việt Nam năm qua thụt lùi thêm bước nữa với chiến dịch gia tăng đàn áp các quyền căn bản của công dân như tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp ôn hòa và trấn áp những tiếng nói chỉ trích nhà nước, phanh phui tham nhũng, hay kêu gọi giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng. Đó là đánh giá của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch trong báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền của hơn 90 quốc gia trên thế giới vừa công bố ngày 1/2.

Phúc trình Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch nói trong năm rồi, Việt Nam tiếp tục tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam cầm dài hạn và không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình trước khi đưa ra xử trong các phiên tòa được chỉ đạo chính trị.

Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam. Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận...
Phil Robertson, HRW.
Theo Human Rights Watch, Hà Nội đang áp dụng chính sách cứng rắn để đối phó trước sự bất mãn của dân chúng về cách quản lý và các chính sách của nhà nước.

Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson:

“Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam. Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận của công dân. Trong số này phải kể đến các vụ án của 3 blogger trong Câu lạc bộ Nhà báo tự do, 17 thanh niên Công giáo, hay 22 thành viên của Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn.”

So sánh Việt Nam với nước láng giềng Miến Điện, ông Robertson nói trong lúc Miến đang có những thay đổi dân chủ đáng kể thì Việt Nam lại tỏ ra tụt hậu khi kìm hãm sự phát triển quốc gia bằng các biện pháp đàn áp đối với những nhà hoạt động, những ai có quan điểm trái với nhà nước.

Human Rights Watch cho biết bất chấp sự đàn áp mạnh tay của Hà Nội, năm rồi chứng kiến sự gia tăng chưa từng thấy những tiếng nói phê phán đảng cộng sản Việt Nam. Một ví dụ được Human Rights Watch viện dẫn là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhiều đợt công kích từ nội bộ đảng và Quốc hội mà gây chú ý nhất là tháng 11 vừa qua lần đầu tiên một đại biểu quốc hội đã công khai yêu cầu ông Dũng từ chức.

Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nêu rõ những tiếng nói phê phán nhà nước xuất hiện giữa bối cảnh một cuộc đấu đá nội bộ của các lãnh đạo cao cấp, một nền kinh tế sa sút trong khi tình trạng tham nhũng của quan chức nhà nước lại gia tăng.

Theo thống kê của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đến cuối năm ngoái, tại Việt Nam có trên 40 nhà hoạt động đã bị kết án nhiều năm tù theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia tiêu biểu là điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”. Ngoài ra còn có thêm ít nhất 31 người khác đã bị bắt tạm giam chưa xét xử, tính đến hết năm 2012.

Tính đến cuối năm ngoái tại Việt Nam hơn 40 nhà hoạt động đã bị kết án nhiều năm tù theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, tiêu biểu là điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và điều 88 “tuyên truyền chống chính phủ".
Tính đến cuối năm ngoái tại Việt Nam hơn 40 nhà hoạt động đã bị kết án nhiều năm tù theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, tiêu biểu là điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và điều 88 “tuyên truyền chống chính phủ".
Về tình hình tự do internet, Human Rights Watch viện dẫn dự thảo Nghị định về Quản lý Internet cấm đăng tải những nội dung gọi là “chống nhà nước” như một bằng chứng nữa cho thấy Hà Nội không ngừng nỗ lực khống chế quyền tự do tự do thông tin và tiếp cận thông tin trên mạng của công dân.

Phúc trình của Human Rights Watch nói các trang mạng nhạy cảm chính trị tiếp tục bị Việt Nam ngăn chặn, hoạt động và thông tin trên mạng của người truy cập net bị theo dõi, và các trang mạng phổ biến quan điểm đa chiều bị nhắm mục tiêu với công văn hỏa tốc của Thủ tướng Dũng trong tháng 9 năm ngoái.

Về tình hình tôn giáo, báo cáo nhân quyền của Human Rights Watch nhận xét Việt Nam trong năm qua tăng cường đàn áp, sách nhiễu những nhà hoạt động tôn giáo và hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định kiểm soát chặt chẽ trong đó có Nghị định 92 ban hành tháng 11.

Human Rights Watch cũng bày tỏ quan ngại về nạn bạo hành trong ngành công an Việt Nam với ít nhất 15 nạn nhân tử vong trong 9 tháng đầu năm 2012.

Phúc trình Nhân quyền Thế giới 2013 của Human Rights Watch cũng lưu ý tới các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc bị trấn dẹp bằng võ lực và tình trạng chính quyền cưỡng chiếm, tịch thu đất đai.

Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các đối tác, nhà tài trợ cho Việt Nam phải nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Hà Nội trong các cuộc đối thoại...Hà Nội phải tôn trọng cam kết với quốc tế và chấm dứt tình trạng đàn áp người dân khi họ thực thi nhân quyền và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.
Phil Robertson, HRW.
Trong số những nhà hoạt động nhân quyền bị Hà Nội giam cầm mà Human Rights Watch nêu lên trong báo cáo này có các nhà hoạt động trẻ theo Công giáo và Tin lành, các blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Hồ Thị Huệ, Nguyễn Bích Thủy, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, và luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.

Human Rights Watch kết luận phải coi năm 2012 vừa qua như một hồi chuông thức tỉnh các nước đang có quan hệ thương mại với Việt Nam giữa lúc các công dân Việt Nam thường xuyên bị đàn áp chỉ vì bày tỏ quan điểm cá nhân.

Ông Robertson nói:

“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các đối tác, nhà tài trợ cho Việt Nam phải nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Hà Nội trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương, buộc Hà Nội phải tôn trọng cam kết với quốc tế và chấm dứt tình trạng đàn áp người dân khi họ thực thi nhân quyền và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.”

Việt Nam trước nay vẫn bác bỏ các báo cáo và chỉ trích của các tổ chức nhấn quyền quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hà Nội tố cáo ngược lại những phúc trình này là thiếu thiện chí và xuyên tạc sự thật.

VOA Express

XS
SM
MD
LG