Đường dẫn truy cập

James Comey điều trần – Địa chấn chính trị Washington

Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ công bố nội dung phát biểu soạn trước của cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey trước khi ông ra điều trần theo dự kiến sẽ bắt đầu lúc 10 giờ sáng Washington, thứ Năm 8/6/2017.

Dưới đây là một số trích đoạn trong bản thảo phát biểu của ông Comey.

Báo cáo ngày 6/1

Tôi gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump lần đầu vào thứ Sáu 6/6 tại cao ốc Trump Tower ở New York. Cùng đi với tôi có các lãnh đạo của Cộng đồng Tình báo IC để báo cáo cho tổng thống và ban an ninh quốc gia về các tin tức và đánh giá tình báo về việc Nga tìm cách can thiệp cuộc bầu cử. Cuối buổi họp, tôi còn lại một mình với Tổng thống đắc cử để báo cáo riêng với ông về một số khía cạnh nhậy cảm của các thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định.

Giới lãnh đạo tình báo nghĩ rằng cần thiết, với nhiều lý do, phải cảnh báo tân Tổng thống về sự hiện hữu của những tài liệu đó, mặc dù có những nội dung tục tỉu và chưa được xác minh. Trong số những lý do đó là: (1) chúng tôi biết truyền thông báo chí sắp loan tải tài liệu đó và chúng tôi tin là IC nên báo báo về tài liệu đó và nội dung sắp được phổ biến từ Tổng thống đắc cử; và (2) liên quan đến âm mưu gây tổn thương cho tân Tổng thống, tôi có báo cáo về cách phòng thủ để chống những âm mưu đó.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia yêu cầu một mình tôi báo cáo về phần đó bởi vì tôi đảm nhận phần vụ đó và bởi vì tài liệu đó liên quan đến nhiệm vụ phản gián của FBI. Chúng tôi đồng ý rằng một mình tôi sẽ báo cáo để giảm thiểu tối đa khả năng gây bối rối cho Tổng thống đắc cử. Mặc dù chúng tôi đồng ý rằng một mình tôi báo cáo là hợp lý, các lãnh đạo ở FBI và tôi lo ngại rằng báo cáo có thể tạo ra một tình huống là tân Tổng thống lên nhậm chức trong ngờ vực liệu FBI có điều tra phản gián về những hành động cá nhân của tổng thống hay không.

Điều quan trọng cần phải hiểu sự khác nhau giữa điều tra phản gián của FBI với các cuộc điều tra hình sự thường thấy hơn. Mục tiêu của điều tra phản gián FBI là tìm hiểu các chiêu thức kỹ thuật và con người mà các thế lực thù địch sử dụng để gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ hoặc để đánh cắp các bí mật của chúng ta. FBI dùng vận dụng những hiểu biết đó để phá vỡ các âm mưu. Đôi lúc công tác phá vỡ các âm mưu đó có việc cảnh giác người đáng bị nhắm mục tiêu chiêu dụ hoặc gây ảnh hưởng bởi thế lực bên ngoài. Thỉnh thoảng có liên quan đến việc khai thác một hệ thống máy tính bị tấn công. Đôi khi liên quan đến việc “biến” người đã chiêu dụ được thành một điệp viên nhị trùng, hoặc công khai trừng phạt hoặc trục xuất các điệp viên là nhân viên của các sứ quán. Thỉnh thoảng, truy tố hình sự được sử dụng để phá vỡ các hoạt động gián điệp.

Vì tính chất đặc thù của nước thù địch này, các cuộc điều ra phản gián đi theo xu hướng tập trung vào các cá nhân mà FBI nghi là điệp viên chính thức hoặc không chính thức của thế lực nước ngoài đó. Khi FBI đưa ra lý do để tin rằng một người Mỹ bị một thế lực nước ngoài nhắm mục tiêu hoặc tuyển dụng hay đang làm điệp viên, FBI sẽ “mở cuộc điều tra” đối với người Mỹ đó và sử dụng các thẩm quyền pháp lý để tìm hiểu về về tình chất của mối quan hệ của người bị tình nghi đó với thế lực nước ngoài để có thể phá vỡ âm mưu.

Trong ngữ cảnh đó, trước cuộc họp ngày 6/1, tôi thảo luận với các lãnh đạo FBI liệu tôi có nên bảo đảm với Tổng thống đắc cử rằng chúng tôi không điều tra cá nhân ông. Điều đó có thực, chúng tôi không mởi điều tra phản gián đối với ông. Chúng tôi đồng ý với nhau là tôi nên làm như vậy nếu điều kiện được bảo đảm. Trong cuộc họp một đối một tại cao ốc Trump Tower, dựa vào phản ứng của tân Tổng thống về báo cáo, và ông không trực tiếp đặt câu hỏi đó, tôi đã đưa ra bảo đảm đó.

Tôi cảm thấy buộc phải ghi lại cuộc nói chuyện đầu tiên của tôi với Tổng thống đắc cử. Để bảo đảm tính chính xác, tôi bắt đầu gõ máy laptop trên xe của FBI đậu ngoài Trump Tower ngay khi tôi bước ra khỏi cuộc họp. Ghi biên bản ngay tức thì các cuộc nói chuyện riêng với ông Trump đã trở thành cách làm của tôi từ thời điểm đó trở đi. Tôi không làm cách đó trong quá khứ. Tôi đã nói chuyện trực tiếp riêng với Tổng thống Obama hai lần (và chưa bao giờ nói qua điện thoại) – một lần vào năm 2015 để bàn về chính sách thực thi luật pháp và lần thứ hai, ngắn gọn, để chào tạm biệt ông vào cuối năm 2016. Trong cả hai lần đó tôi đều không ghi lại nội dung cuộc nói chuyện. Tôi nhớ có chín cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Trump trong thời gian bốn tháng – ba cuộc nói chuyện mặt đối mặt và sáu cuộc nói chuyện trên điện thoại.

27 tháng 1, ăn tối

Tổng thống và tôi đã ăn tối hôm thứ Sáu, 27 tháng 1, lúc 6h30 tối tại Phòng Xanh lục ở Tòa Bạch Ốc. Ông đã gọi cho tôi vào giờ ăn trưa ngày hôm đó và mời tôi ăn tối tối hôm đó, nói rằng ông định mời cả gia đình tôi, nhưng đã quyết định chỉ ăn với tôi lần này, sẽ ăn với cả gia đình lần sau. Từ cuộc nói chuyện, không rõ sẽ có người nào khác cùng ăn tối, mặc dù vậy, tôi đoán sẽ có những người khác.

Hóa ra chỉ có hai chúng tôi, ngồi bên một chiếc bàn hình bầu dục nhỏ ở giữa Phòng Xanh lục. Hai nhân viên Hải quân phục vụ chúng tôi, chỉ bước vào phòng để dọn đồ ăn, thức uống.

Tổng thống bắt đầu bữa ăn bằng câu hỏi liệu tôi có muốn tiếp tục chức Giám đốc FBI không. Tôi thấy lạ vì ông đã nói với tôi hai lần trong những cuộc trò chuyện trước là ông hy vọng tôi sẽ ở lại, và tôi đã đảm bảo với ông là tôi dự định như vậy.

Ông nói rằng rất nhiều người muốn công việc của tôi, và xét đến những khó khăn tôi đã trải qua trong suốt những năm trước, ông sẽ thông cảm nếu tôi muốn thôi.

Bản năng mách bảo tôi rằng khung cảnh chỉ có hai người, và cái vẻ bề ngoài là đây là cuộc thảo luận đầu tiên của chúng tôi về chức vụ của tôi, có nghĩa là bữa ăn tối, ít nhất là về một mặt nào đó, là một nỗ lực để làm cho tôi xin xỏ về công việc của tôi và tạo ra một mối quan hệ cấp trên bảo kê cho cấp dưới. Điều đó làm tôi rất quan ngại, xét đến vị thế độc lập truyền thống của FBI trong nhánh hành pháp.

Tôi trả lời rằng tôi yêu công việc của mình và dự định ở lại làm cho hết nhiệm kỳ 10 năm trên cương vị Giám đốc. Và sau đó, vì khung cảnh bữa ăn làm tôi thấy không thoải mái, tôi đã nói thêm là tôi không "đáng tin cậy" theo cách mà các nhà chính trị sử dụng từ đó, nhưng ông lúc nào cũng có thể tin tưởng vào tôi về chuyện nói sự thật với ông. Tôi nói thêm rằng tôi không đứng về phía ai về mặt chính trị, và không thể dựa vào tôi theo ý nghĩa chính trị truyền thống, tôi nói rằng lập trường này cũng phục vụ cho lợi ích của ông trên cương vị Tổng thống.

Một lúc sau, Tổng thống nói: "Tôi cần sự trung thành, tôi mong đợi sự trung thành".

Tôi đã không nhúc nhích, nói năng, hay biến sắc chút nào trong khoảng thời gian im lặng khó xử sau đó. Chúng tôi chỉ đơn thuần nhìn nhau trong im lặng. Cuộc trò chuyện sau đó lại tiếp tục, nhưng ông đã quay trở lại với chủ đề này khi bữa tối gần kết thúc.

Có lúc, tôi giải thích vì sao thật là quan trọng khi FBI và Bộ Tư pháp độc lập với Tòa Bạch Ốc. Tôi nói đó là một nghịch lý: Trong suốt lịch sử, một số Tổng thống đã quyết định rằng vì có "vấn đề" xuất phát từ ngành Tư pháp, nên họ cần cố gắng nắm chặt Bộ Tư pháp đóng. Nhưng làm mờ đi những ranh giới đó cuối cùng lại làm cho các vấn đề trở nên tồi tệ hơn với việc làm suy yếu niềm tin của công chúng đối với các định chế và công việc của họ.

Gần cuối bữa tối, Tổng thống trở lại đề tài về công việc của tôi, nói rằng ông rất vui vì tôi muốn ở lại, và nói thêm rằng ông đã nghe những điều rất tuyệt vời nói về tôi từ các ông Jim Mattis, Jeff Sessions, và nhiều người khác. Ông nói: "Tôi cần lòng trung thành". Tôi trả lời: "Ông sẽ luôn luôn có sự trung thực của tôi". Ông im lặng trong giây lát và sau đó nói: "Đó là điều tôi muốn, lòng trung thành trung thực". Tôi im lặng trong giây lát rồi nói: "Ông sẽ nhận được điều đó từ phía tôi". Như tôi đã viết trong bản ghi nhớ mà tôi đã soạn ngay sau bữa tối, có thể chúng tôi đã hiểu cụm từ "lòng trung thành trung thực" theo cách khác nhau, nhưng tôi đã quyết định rằng sẽ không ích gì nếu cứ đẩy câu chuyện đi xa hơn. Cụm từ lòng trung thành trung thực đã giúp kết thúc một cuộc trò chuyện khó xử và những lời giải thích của tôi đã thể hiện rõ về những gì ông nên kỳ vọng.

Trong bữa ăn tối, Tổng thống đã quay trở lại với những tài liệu thô tục mà tôi đã báo cáo tóm tắt với ông hôm 6 tháng 1, và, như ông đã làm trước đó, ông bày tỏ sự ghê tởm về các cáo buộc và mạnh mẽ bác bỏ chúng. Ông nói ông đang cân nhắc việc ra lệnh cho tôi điều tra về vụ việc bị cáo buộc để chứng minh điều đó đã không xảy ra. Tôi trả lời rằng ông nên suy nghĩ cẩn thận vì nó có thể tạo ra một câu chuyện là chúng tôi đang điều tra cá nhân ông, trong khi chúng tôi không làm như vậy, và bởi vì rất khó chứng minh sự phủ định. Ông nói sẽ suy nghĩ về chuyện này và đề nghị tôi suy nghĩ về nó.

Đã thành nếp liên quan đến những cuộc nói chuyện với Tổng thống Trump, tôi đã viết một bản ghi nhớ chi tiết về bữa tối ngay sau đó và chia sẻ nó với đội ngũ lãnh đạo cấp cao của FBI.

Ngày 14 tháng 2, Họp ở Phòng Bầu dục

Hôm ngày 14 tháng 2, tôi đến Phòng Bầu tham gia báo cáo với Tổng thống về chống khủng bố theo lịch đã định. Ông ngồi sau bàn làm việc và nhóm chúng tôi ngồi thành hình bán nguyệt trên sáu chiếc ghế đối diện với ông ở phía bên kia bàn làm việc. Các vị Phó Tổng thống, Phó Giám đốc CIA, Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia (NCTC), Bộ trưởng An ninh Nội địa, Bộ trưởng Tư pháp, và tôi ngồi trong hàng ghế đó. Tôi đã đối diện trực tiếp với Tổng thống, ngồi giữa Phó Giám đốc CIA và Giám đốc NCTC. Ngoài ra còn có khá nhiều người khác trong phòng, ngồi phía sau chúng tôi trên các ghế khác.

Tổng thống báo hiệu kết thúc cuộc họp với lời cám ơn dành cho nhóm và nói với tất cả bọn họ rằng ông muốn nói chuyện riêng với tôi. Tôi ngồi trên ghế của mình. Khi những người tham gia bắt đầu rời Phòng hình Bầu dục, Bộ trưởng Tư pháp nán lại bên ghế của tôi, nhưng Tổng thống cảm ơn ông ấy và nói ông chỉ muốn nói chuyện với tôi.

Người cuối cùng rời khỏi là Jared Kushner, người cũng đã đứng cạnh ghế của tôi và nói chuyện vui vẻ với tôi. Sau đó Tổng thống lịch sự ngắt lời và nói ông muốn nói chuyện với tôi.

Khi cánh cửa bên cạnh chiếc đồng hồ lớn khép lại, và chỉ có hai chúng tôi, Tổng thống bắt đầu câu chuyện, ông nói: "Tôi muốn nói về Mike Flynn". Ông Flynn đã từ chức ngày hôm trước. Tổng thống mở lời nói rằng Ông Flynn đã không làm bất cứ điều gì sai khi nói chuyện với người Nga, nhưng ông đã để ông ấy ra đi vì ông ấy đã cung cấp thông tin không đúng cho Phó Tổng thống. Ông nói thêm rằng ông có những quan ngại khác về ông Flynn, nhưng không nói cụ thể.

Tổng thống sau đó đã các nhận xét dài dòng về vấn đề rò rỉ thông tin mật - một mối quan ngại mà tôi chia sẻ với ông và giờ vẫn chia sẻ. Sau khi ông nói vài phút về chuyện rò rỉ, Reince Priebus nghiêng người qua cánh cửa bên cạnh chiếc đồng hồ quả lắc đứng và tôi có thể thấy một nhóm người đang chờ đợi phía sau ông ấy.

Tổng thống vẫy tay bảo ông ấy đóng cửa, nói rằng ông sắp xong.

Cánh cửa đóng lại.

Tổng thống sau đó quay trở lại chủ đề Mike Flynn, nói: "Ông ấy là một người tốt và đã trải qua rất nhiều chuyện". Ông lặp lại rằng ông Flynn đã không làm bất cứ điều gì sai trái trong việc gặp người Nga, nhưng đã gây hiểu nhầm cho Phó Tổng thống.

Rồi ông nói: "Tôi hy vọng ông có thể thấy rõ cách thức bỏ qua chuyện này, bỏ qua cho ông Flynn. Ông ấy là một người tốt. Tôi hy vọng ông có thể bỏ qua chuyện này". Tôi chỉ trả lời rằng "Ông ấy là một người tốt" (quả thực, tôi đã có dịp làm việc tốt đẹp với Mike Flynn khi ông ấy là một đồng nghiệp trên cương vị Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ ở FBI). Tôi đã không nói là tôi sẽ "bỏ qua chuyện này".

Tổng thống đã dành vài phút quay trở lại vấn đề thông tin rò rỉ. Sau đó tôi đứng dậy và rời khỏi phòng qua chiếc cửa bên cạnh chiếc đồng hồ quả lắc đứng, lách qua một nhóm đông người đang chờ đợi ở đó, trong đó có cả ông Priebus và Phó Tổng thống.

Tôi ngay lập tức ghi một bản ghi nhớ không thuộc loại mật về cuộc trò chuyện về Flynn và thảo luận vấn đề này với giới lãnh đạo cấp cao FBI. Tôi hiểu việc Tổng thống yêu cầu chúng tôi bõ bất kỳ cuộc điều tra nào về Flynn liên quan đến những lời nói không đúng sự thật của ông ấy về các cuộc trò chuyện của ông ấy với Đại sứ Nga hồi tháng 12. Tôi không hiểu việc Tổng thống nói về cuộc điều tra trên bình diện rộng hơn về Nga hoặc các liên hệ có thể có đối với chiến dịch tranh cử của ông. Tôi có thể sai, nhưng tôi cho rằng những gì ông nói tập trung vào những gì vừa xảy ra với sự ra đi của ông Flynn và những tranh cãi xung quanh lời kể của ông về các cú điện thoại của ông. Dù gì đi nữa, điều đó rất gây quan ngại, xét đến vai trò của FBI là cơ quan điều tra độc lập.

Ban lãnh đạo của FBI đồng ý với tôi rằng điều quan trọng là không làm cho đội điều tra bị ảnh hưởng bởi yêu cầu của Tổng thống, mà chúng tôi không có ý định tuân theo yêu cầu đó. Chúng tôi cũng kết luận rằng, vì đó là cuộc trò chuyện giữa hai người, không có gì làm bằng chứng để xác nhận lời kể của tôi. Chúng tôi kết luận rằng không có lý lắm để báo cáo lên Bộ trưởng Tư pháp Sessions. Chúng tôi tiên liệu rằng ông bộ trưởng nhiều khả năng sẽ xin miễn tham gia vào các việc liên quan đến cuộc điều tra về Nga. (Ông ấy đã làm như vậy hai tuần sau đó.) Vai trò của Thứ trưởng Tư pháp sau đó đã nắm quyền bộ trưởng, do một công tố viên trưởng liên bang, người đó cũng không ở trong vai trò đó được lâu.

Sau khi thảo luận vấn đề, chúng tôi quyết định giữ kín việc này, quyết tâm tìm ra cách thức làm gì với nó xuôi theo tiến trình điều tra của chúng tôi. Cuộc điều tra tiến tục với tốc độ cao nhất, và không ai trong đội điều tra – hay luật sư của Bộ Tư pháp hỗ trợ họ - biết về yêu cầu của Tổng thống.

Một thời gian ngắn sau, tôi đã nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Tư pháp Sessions để truyền đạt lại mối quan ngại của Tổng thống về những sự rò rỉ. Tôi đã nhận cơ hội để đề nghị Bộ trưởng ngăn bất kỳ sự giao tiếp trực tiếp nào trong tương lai giữa Tổng thống và tôi. Tôi đã nói với Bộ trưởng rằng những gì đã xảy ra – việc ông bị yêu cầu đi ra trước trong khi Giám đốc FBI, nhân viên dưới quyền của Bộ trưởng vẫn ở lại – là điều không phù hợp và không bao giờ nên xảy ra. Ông ấy đã không trả lời. Vì những lý do đã thảo luận ở trên, tôi đã không đề cập đến việc Tổng thống bàn về cuộc điều tra tiềm tàng của FBI đối với Tướng Flynn.

30 tháng 3, cuộc điện thoại

Sáng 30 tháng 3, Tổng thống cho gọi tôi ở FBI. Ông mô tả cuộc điều tra về Nga là "một đám mây" làm suy yếu khả năng hành động của ông thay mặt cho đất nước. Ông nói ông không liên quan gì với Nga, không liên quan đến gái điếm ở Nga, và luôn luôn giả định rằng ông bị theo dõi khi ở Nga. Ông hỏi chúng tôi có thể làm gì để "xua đám mây đi". Tôi đáp lại là chúng tôi đang điều tra vấn đề một cách nhanh nhất có thể, và rằng nếu chúng tôi không tìm ra bất cứ điều gì, điều đó sẽ rất có lợi việc chúng ta làm tốt công việc. Ông đồng ý, nhưng sau đó lại nhấn mạnh về những vấn đề mà chuyện này đang gây ra cho ông.

Sau đó, Tổng thống hỏi tại sao có một phiên điều trần của Quốc hội về Nga trong tuần trước đó – tại cuộc đó, như Bộ Tư pháp chỉ đạo, tôi đã khẳng định về cuộc điều tra về sự phối hợp có thể có giữa Nga và ban vận động tranh cử của ông Trump. Tôi giải thích về yêu cầu của lãnh đạo hai đảng tại Quốc hội đòi có thêm thông tin, và Thượng nghị sĩ Grassley thậm chí đã đình hoãn việc chuẩn thuận Thứ trưởng Tư pháp cho đến khi chúng tôi báo cáo chi tiết với ông vềcuộc điều tra. Tôi giải thích rằng chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo Quốc hội về những cá nhân cụ thể mà chúng tôi đang điều tra và chúng tôi đã nói với các nhà lãnh đạo Quốc hội đó rằng, về mặt cá nhân, chúng tôi không điều tra Tổng thống Trump.

Tôi nhắc lại với ông là tôi đã nói với ông điều đó trước đây. Ông nói đi nói lại với tôi: "Chúng ta cần nêu ra thực tế đó". (Tôi không nói với Tổng thống rằng FBI và Bộ Tư pháp ngần ngại đưa ra tuyên bố công khai rằng chúng tôi không có cuộc điều tra về Tổng thống Trump, vì một số lý do, quan trọng nhất vì nó sẽ tạo ra nghĩa vụ phải cải chính, nếu điều đó thay đổi.)

Tiếp đến, Tổng thống nói rằng nếu có một số cộng sự "vệ tinh" của ông đã làm điều gì đó sai trái, sẽ là điều tốt nếu phát hiện ra điều đó, nhưng ông đã không làm bất cứ điều gì sai và hy vọng tôi sẽ tìm ra cách để nói ra rằng chúng tôi đã không điều tra ông.

Đột ngột chuyển nội dung câu chuyện, ông quay sang hỏi về Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe. Tổng thống nói rằng ông đã không nêu lên “chuyện ông McCabe” bởi vì tôi đã nói rằng ông McCabe trung thực, mặc dù McAuliffe thân cận với nhà Clinton và đã đóng góp tiền của cho ban vận động tranh cử của ông (tôi nghĩ là ông ám chỉ vợ của Phó Giám đốc McCabe). Dù tôi không hiểu tại sao Tổng thống lại nêu chuyện này lên, tôi lập lại rằng ông McCabe là một người trung thực.

Tổng thống kết thúc cuộc nói chuyện bằng việc nhấn mạnh đến “đám mây” cản trở khả năng ông có thể thỏa thuận cho đất nước và ông nói rằng ông hy vọng tôi có thể tìm ra cách thức tránh việc ông bị điều tra. Tôi nói với Tổng thống rằng để tôi xem liệu điều gì tôi có thể làm, và rằng chúng tôi phải làm tốt công việc điều tra của chúng tôi và càng nhanh càng tốt.

Ngay sau cuộc điện thoại đó, tôi đã gọi điện cho Quyền Thứ trưởng Tư Pháp Dana Boente (Bộ trưởng Tư pháp Sessions lúc đó không dính bất cứ vấn đề nào liên quan đến Nga) để thuật lại nội dung cuộc điện thoại của Tổng thống, và nói rằng tôi sẽ chờ hướng dẫn. Tôi không nhận được hồi đáp từ ông Boente trước khi Tổng thống gọi điện lại cho tôi sau đó hai tuần sau đó.

Ngày 11/4, cuộc điện thoại

Sáng 11/4 Tổng thống gọi điện thoại cho tôi và hỏi tôi đã làm những gì ông yêu cầu về việc tôi “bảo đảm” cá nhân ông không bị điều tra.

Tôi đáp lại rằng tôi đã chuyển yêu cầu của ông sang cho Quyền Thứ trưởng Tư Pháp, nhưng tôi chưa nhận được hồi đáp. Ông đáp lại rằng “đám mây” cản trở khả năng thực hiện công việc của ông. Ông nói có lẽ ông sẽ sai người của ông tiếp xúc với Quyền Thứ trưởng Tư Pháp. Tôi nói đó là cách truyền đạt yêu cầu của ông. Tôi nói Luật sư Tòa Bạch Ốc nên tiếp xúc với lãnh đạo của Bộ Tư pháp để truyền đạt yêu cầu đó, và đó là kênh truyền thống.

Tổng thống nói ông sẽ làm điều đó và nói thêm rằng “Vì tôi rất thành thực với ông, rất thành thực; chúng tôi có điều mà ông biết.” Tôi không khỏi lại ông ám chỉ gì về cụm từ “điều mà ông biết.” Tôi chỉ nói rằng cách đề truyền đạt yêu cầu của ông là để cho Luật sư Tòa Bạch Ốc gọi điện cho Quyền Thứ trưởng Tư Pháp. Ông đáp lại đó là điều ông sẽ làm và kết thúc cuộc điện thoại.

Đó là lần sau cùng tôi nói chuyện với Tổng thống Trump.

Vì sao vụ Trump-Nga-FBI lại lớn hơn vụ bê bối chính trị Watergate (từ 1972-1974, đã dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức)? Vì vao yêu cầu “trung thành” của Tổng thống Trump đối với cựu Giám đốc FBI lại có vấn đề? Làm thế nào chính trường Mỹ “chặt vòi bạch tuộc” của khuynh hướng độc tài?... VOA phỏng vấn Giáo sư Tạ Văn Tài, cựu giáo sư của Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu về Luật, Chính trị, vào tối 8/6/2017 giờ VN, ngay trước khi diễn ra buổi điều trần của cựu Giám đốc FBI James Comey tại Quốc hội Mỹ.

Xem trực tiếp buổi điều trần công khai của Cựu Giám đốc FBI James Comey:

Thượng Nghị Sĩ Burr tóm tắt sự việc và lý do đưa đến buổi điều trần của cựu Giám Đốc FBI, James Comey. Nhắc lại chi tiết buổi ăn tối giữa TT Trump và Giám Đốc Comey, nơi ông Trump "đe dọa công việc của ông Comey, và yêu cầu lòng trung thành" từ ông Comey.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Richard Burr và Cựu giám đốc FBI James Comey tại phiên điều trần ở Điện Capitol, 8/6/2017.

Tải thêm

XS
SM
MD
LG