Đường dẫn truy cập

Miến Ðiện: Bạo động leo thang ở bang Rakhine


Người sắc tộc Rakhine cầu nguyện ở chùa Shwedagon tại Rangoon, Miến Điện
Người sắc tộc Rakhine cầu nguyện ở chùa Shwedagon tại Rangoon, Miến Điện
Tình hình ở bang Rakhine miền tây bắc Miến Ðiện vẫn còn căng thẳng sau khi Tổng thống Thein Sein phái binh sĩ đến để tìm cách chấm dứt bạo động vì lý do tôn giáo và sắc tộc. Các vụ bạo động bắt đầu sau khi 10 người Hồi giáo thuộc sắc tộc Rohingya bị đám đông người sắc tộc Rakhine tấn công và sát hại, để trả thù cho vụ băng đảng cưỡng hiếp một bé gái Rakhine. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Danielle Bernstein gửi về bài tường thuật sau đây.

Các nhân chứng địa phương tại các làng mạc ở bang Rakhine miền tây nói rằng những đám cháy tiếp tục bốc lên ngay cả sau khi Tổng thống Thein Sein ban hành một lệnh khẩn trương và phái binh sĩ đến để đặt các vụ bạo động trong vòng kiểm soát.

Các vụ xung đột bắt đầu hôm 8 tháng 7 là những vụ nghiêm trọng nhất trong một loạt các cuộc tấn công tàn bạo giữa những người Rakhine theo Phật giáo, là khối thiểu số lớn nhất tại bang này, và người Rohingya theo Hồi giáo, không được cả Miến Ðiện lẫn Bangladesh cho nhập tịch. Tin Soe là chủ biên của Mạng lưới Thông tấn Kaladan, một cơ quan thông tin của người Rohingya, đã tường thuật về các vụ bạo động.

Ông Tin Soe nói cảnh sát và quân đội và người Rakhine tìm cách đốt phá và cướp của và giết người Rohingya. Ông không thể nói được đó là vấn đề tôn giáo hay vấn đề sắc tộc.

Cả hai nhóm dân thiểu số này trong vùng đều nói là bị tấn công, nhưng người Rohingya lâu nay vẫn thường là mục tiêu của nạn kỳ thị chủng tộc. Mặc dù nhiều cộng đồng Rohingya đã sống ở Miến Ðiện từ nhiều thập niên, chính phủ từ chối không cho họ nhập tịch, và chủ trương này lại được sự hậu thuẫn rộng rãi của nhiều người mang quốc tịch Miến Ðiện.

Ngay cả lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ và cựu tù nhân chính trị Ko Ko Gyi mới đây cũng nói ông tin rằng “người gọi là Rohigya” không phải là một trong các nhóm sắc tộc được thừa nhận ở Miến Ðiện.

Ông Nicholas Farelly, một chuyên gia về Miến Ðiện tại trường Ðại học Quốc gia Australia, nói một phần đưa đến tình trạng vô tổ quốc của người Rohingya ở cả Miến Ðiện lẫn Bangladesh là do sự leo thang xung đột giữa hai bên.

Theo ông Farella, người Rohingya có thể nói là rơi là tình thế lúng túng ở vùng đất biên giới giữa hai thể chế chính trị khác nhau, họ không có nơi nào gọi là nhà và, kết quả là thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ xung đột như thế này. Người ta đã chứng kiến một trong những vụ tương tự rất gần đây, và trong vụ này nằm dưới hình thức các đám đông Hồi giáo và Phật giáo to nhỏ khác nhau đi đến chỗ xung đột với nhau.

Hôm qua, bài phát biểu toàn quốc của ông Thein Sein có đề cập đến điều ông gọi là lịch sử “bất trắc” về sự kiện các nhóm sắc tộc khác nhau trong nước cùng sinh sống hòa thuận. Ông lên án bạo động vì lý do tôn giáo và sắc tộc, mà ông cho là có thể gây phương hại đến công cuộc cải cách dân chủ trong nước.

Tại Bangkok hôm nay, ông Maung Kyaw thuộc Hiệp hội Rohingya ở Thái Lan đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp.

Ông Maung Kyaw nói rằng ông đến Liên Hiệp Quốc để bầy tỏ ý kiến, giao một lá thư cho ông Ban Ki-môn. Và muốn xin ông và Liên Hiệp Quốc can thiệp để cứu đồng bào ông đang bị sát hại. Theo ông, đang xảy ra một vụ diệt chủng, và ông đến Liên Hiệp Quốc để yêu cầu sự giúp đỡ và can thiệp của cả ông Ban Ki-moon lẫn sự giúp đỡ của xã hội dân sự toàn cầu.

Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố một thông cáo kêu gọi tất cả các bên ngưng các vụ tấn công tàn bạo và yêu cầu chính phủ mở một cuộc điều tra minh bạch.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG