Đường dẫn truy cập

Australia sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine


Thủ tướng Australia Tony Abbott gán cho Nga nhãn hiệu một “kẻ bắt nạt” về các hành động của họ ở Ukraine, và so sánh các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq là một “tà giáo tử thần.”
Thủ tướng Australia Tony Abbott gán cho Nga nhãn hiệu một “kẻ bắt nạt” về các hành động của họ ở Ukraine, và so sánh các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq là một “tà giáo tử thần.”

Chính phủ Australia sẽ cung cấp viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine. Canberra cũng đề nghị tham gia các cuộc không kích do Hoa Kỳ lãnh đạo nhắm vào các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật sau đây.

Thủ tướng Australia Tony Abbott đã từng gán cho Nga nhãn hiệu một “kẻ bắt nạt” về các hành động của họ ở Ukraine, và tuần này ông so sánh các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq là một “tà giáo tử thần.”

Chính phủ của ông Abbott nay sẽ phái cố vấn quân sự đến Ukraine, trong khi máy bay của Úc đã bắt đầu vận chuyển vũ khí cho các chiến binh người Kurd ở bắc bộ Iraq. Chiến đấu cơ của Australia cũng đang ở thế sẵn sàng tham gia các cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo nếu cần.

Nhưng trong khi vị Thủ tướng bảo thủ này theo một chính sách đối ngoại mang tính can thiệp nhiều hơn, nhiều người e ngại rằng ông có nguy cơ vận dụng quá mức khả năng của quân lực nước ông. Quân lực Úc vốn nhỏ, nhưng được trang bị tốt và tinh vi, nhưng ông James Brown, một cựu sĩ quan quân đội Úc và là chuyên gia phân tích quân sự tại Viện Lowry có trụ sở ở Sydney chỉ trích chính sách của Canberra ở Đông Âu.

“Khó mà hiểu được làm thế nào một sự bố trí quân sự ở Ukraine lại đem lại lợi ích quốc gia cho Australia trong bối cảnh mới cách đây 1 tháng chúng ta còn chưa có đại diện ngoại giao ở đó. Tôi nghĩ có một sự nguy hiểm thực sự nay khi ông Tony Abbott tự đặt mình vào thế cam kết quá mức về việc sử dụng sức mạnh quân sự. Ông lên nắm quyền với lời khẳng định rằng chính sách đối ngoại sẽ thiên về Jakarta nhiều hơn là về Geneva. Nay Australia lại ở thế đóng góp quân vào Ukraine tham gia một cuộc chiến tranh Âu châu, ở thế suy xét việc đóng góp lực lượng đáng kể vào Iraq và Syria, mà trong khi đó vẫn còn những vấn đề trong khu vực mà chúng ta có trách nhiệm nếu mọi sự bùng ra.”

Danh sách ngày càng nhiều các cam kết quân sự đã dẫn tới một cuộc tranh luận kéo dài tại Thượng viện Úc về việc liệu quốc hội liên bang Úc có được yêu cầu phê chuẩn những cuộc điều quân đó hay không.

Thượng nghị sĩ Christine Milne, lãnh đạo đảng Xanh, đã kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ ý kiến của bà yêu cầu Quốc hội phê chuẩn việc điều quân.

“Chúng ta đã có Thủ tướng can dự vào điều chỉ có thể được mô tả là dò dẫm sứ mạng. Chúng ta khởi sự bằng viện trợ nhân đạo mà đảng Xanh hoàn toàn ủng hộ, đưa nước và thực phẩm và thả dù vật phẩm cho dân chúng đang hết sức thiếu thốn. Rồi từ đó quay ra thành chuyện tham gia môt lực lượng trong đó chúng ta vận chuyển vũ khí vào bắc bộ Iraq.”

Đằng sau những cuộc phiêu lưu của Australia bằng lời lẽ tiến vào những vụ khủng hoảng quốc tế là liên minh quân sự lâu đời của Úc với Hoa Kỳ đã có từ đầu thập niên 1950. Các chuyên gia phân tích nói Canberra đã trở thành một trong các đối tác an ninh chủ chốt của Washington, khi Australia tìm cách tháo gỡ những cuộc khủng hoảng ở Đông Âu và Trung Đông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG