Đường dẫn truy cập

Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ. - 2004-11-24


Vào ngày thứ Năm, khắp nước Mỹ mừng Lễ Tạ Ơn, một trong những phong tục lâu đời được mọi người gìn giữ tại nước này. Thông Tín Viên Victor Morales có bài nói về lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn, và ý nghĩa của nó trong thế kỷ thứ 21 này.

Cách nay gần 4 thế kỷ, nhiều nhóm người từ nước Anh bị bách hại tôn giáo ở quê nhà của họ, đã đặt chân đến vùng đất mà bây giờ là nước Mỹ, để có thể tiếp tục giữ đạo.

Vào cuối năm 1620, một nhóm người theo đạo Tin Lành đã định cư tại nơi mà bây giờ là thành phố Plymouth của bang Massachusetts. HỌ đã phải chịu đựng những gian khổ ghê gớm trong mùa đông đầu tiên tại châu My . Phân nửa số người trong nhóm đã chết vì đói và lạnh. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của những thổ dân, những nguơiø còn lại trong đã biết được những thứ gì trong thiên nhiên có thể ăn được và biết cách xây nhà để chống đỡ với thiên nhiên.

Ông Marshall Fishwick là giáo sư môn thông tin và văn hóa dân gian tại trường đại học tổng hợp của bang Virginia tại thành phố Blacksburg kể lại như sau:

Những người đó là những người tỵ nạn, Họ có cái triết lý của dân tỵ nạn. Vì thế, Lễ Tạ Ơn được bắt đầu bằng một ước muốn tâm lý sâu xa về một quê hương mới, và một thông điệp mới. Do đó, ngày lễ có một tính chất đặc biệt. Người Mỹ lúc nào cũng đi tìm một hình ảnh mới. Và hình ảnh mới lúc bấy giờ là một Lễ Tạ Ơn trong một thế giới mà điều kiện sinh sống vẫn chưa biết được ra sao Rồi ngày lễ đó được tồn tại còn mãi cho đến ngày nay.

Ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên là ngày hội được mùa vào mùa thu năm 1621, chưa đầy 1 năm những người từ bên Anh đến Mỹ. Lịch sử kể lại trong dịp đó, có khoảng 50 người di dân và 90 người thổ dân cùng nhau ăn mừng ngày lễ. Họ ăn những món mà bây giờ trở thành những món ăn thông dụng vào dịp Lễ Tạ Ơn, trong đó có những món rau cải của thổ dân và món gà tây nướng.

Tuy nhiên, các nhà sử học ghi nhận rằng, vào cuối thế kỷ thứ 19, những người di dân đã biến thành những thực dân, xâm chiếm đất đai của người thổ dân, buộc các thổ dân phải sống trong những khu vực biệt lập đã bị khoanh vùng. Lúc bấy giờ hiện tượng dung chấp tôn giáo, và bình đẳng chủng tộc còn là điều khá a vời. Ngày nay nhiều người cho rằng bây giờ Lễ Tạ ơn chẳng còn mang đúng ý nghĩa như lúc ban đầu; họ nói rằng bây giờ lễ Tạ Ơn chẳng qua chỉ là dịp ngồi xem bóng bầu dục, ăn nhậu, và chuẩn bị mua sắm cho mùa Giáng Sinh.

Ông Solomon Davidoff là nhà sử học tại Viện Mỹ Thuật và Thông Tin tại thành phố Brookline, bang Massachusetts. Tổ tiên ông là người Do Thái từ Đông Âu di cư sang Hoa Kỳ. Ông nói rằng Lễ Tạ Ơn đối với ông vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền văn hóa Mỹ.

Nếu chúng ta nhìn đến làn sóng người di dân đến Hoa Kỳ, đặc biệt là cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900; lúc đó người ta mới bắt đầu mừng Lễ Tạ Ơn như một ngày quốc lễ, thì chúng ta mới thấy được cái tinh túy của một ngày lễ trọng đại của Hoa Kỳ. Khi tôi còn bé, bạn bè thường hỏi tôi: nhà bạn có mừng Lễ Tạ Ơn hay không. Lúc ấy tôi thường trả lời: có chứ, gia đình tôi là người Mỹ và chúng tôi tự hào về nước Mỹ, tự hào về chính nước Mỹ, và về những gì nước Mỹ đã làm cho gia đình tôi. tôi cũng được biết có nhiều di dân khác hoặc con cháu họ cũng mừng Lễ Tạ Ơn theo cách này.

Vì di dân đến Mỹ là những người đầu tiên mừng Lễ Tạ Ơn, cho nên đến đây, xin mời quý vị theo dõi ý kiến của những người làm trong các ban khác của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nói về ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn. Họ là những người di cư sang Hoa Kỳ và bây giờ đã ổn định. Trước hết là ý kiến của một người trong ban Thổ Nhĩ Kỳ:

Tôi là Taclan Suerdem, phát thanh viên của ban Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với tôi và gia đình tôi, Lễ Tạ Ơn luôn mang ý nghĩa đặc biệt. Lễ này mang mọi người đến gần với nhau hơn, giúp mọi người nhớ lại nguồn gốc của mình.Đó là dịp vui vẻ, nhắc chúng tôi biết chúng tôi là những người may mắn. Gia đình tôi luôn luôn vui hưởng ngày lễ này.

Sau đây là ý kiến của một đồng nghiệp trong ban nói tiếng Tây Ban Nha:

Tôi là Maria de los Angeles Franco trong ban Tây Ban Nha của đài TNHK. Đối với tôi, Lễ Tạ Ơn là cơ hội đầu tiên vui mừng cùng với gia đình và bè bạn, mà không cần bận tâm đến chuyện tôn giáo. Đây là dịp để nói lời cảm ơn với họ vì họ đã hiện hữu trên trái đất này, cám ơn những gì họ đã làm cho ta, và về ý nghĩa đặc biệt của họ đối với ta.

Đối với nhiều người, Lễ Tạ Ơn mang nhiều ý nghĩa. Có người ngồi yên lặng để cảm tạ Thượng Đế đã ban ơn cho gia đình họ va cho ø bạn bè trong năm qua. Họ cũng nhớ đến nhóm người tiền phong đã can đảm đến Mỹ để có thể giữ đức tin theo ý mình, và nhó đến hàng triệu người từ kắp thế giới đã di cư sang Hoa Kỳ từ đó đến nay, và đã biến Hoa Kỳ thành một đất nước hùng mạnh.

Nhân dịp này, thay mặt cho ban Việt ngữ, chúng tôi cũng xin cảm ơn có được cơ hội cầu mong quý thính giả được hòa bình, sung túc, và tự do; giống như ý nghĩa mà Lễ Tạ Ơn đã mang lại cho nhiều người Mỹ

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG