Đường dẫn truy cập

Phản ứng của các nhà lãnh đạo thế giới trước tin tổng thống Bush tái đắc cử. - 2004-11-04


Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bắt đầu phản ứng trước tin tái đắc cử của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush.

Thủ Tướng Anh Tony Blair nói rằng Tổng Thống Bush tái đắc cử vào thời điểm, ông mô tả là rất quan trọng trong một thế giới mà theo lời Thủ Tướng Blair là chia rẻ và bất trắc. Ông hứa sẽ cùng làm việc với Tổng Thống Bush để xóa tình trạng nghèo khó trên thế giới và chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố cũng như phục hồi tiến trình vản hồi hòa bình tại Trung Đông.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan đã gửi lời chúc mừng Tổng Thống Bush cũng như gửi lời ca ngợi ứng viên đảng Dân Chủ điều mà ông Annan mô tả là quyết định chấp nhận quả bầu cử nhanh chóng và như một chính khách của ông Kerry.

Chủ Tịch Ủy Hội Châu Âu, ông Romano Prodi cũng đã gửi lời chúc mừng thắng lợi của Tổng Thống Bush và nói rằng Liên Hiệp âu Châu sẽ tiếp tục làm việc để củng cố điều mà ông mô tả là các quan hệ hữu nghị và hợp tác với Hoa Kỳ.

Các giới chức Israel mô tả đây là các kết quả này là một thắng lợi của những ai quyết tâm chiến đấu chống khủng bố.

Các nhà lãnh đạo khác trên thế giới cũng đã phản ứng ngay cả trước khi ứng cử viên đảng Dân Chủ ông John Kerry gọi điện thoại cho Tổng Thống Bush vào sáng thứ tư thừa nhận kết quả bầu cử.

Nhiều nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự ưa thích Tổng Thống Bush hơn. Tổng Thống Nga Vladimir Putin nói rằng thắng lợi của ứng viên đảng Cộng Hòa cho thấy rằng nhân dân Mỹ không để bị hăm dọa bởi các mối đe dọa khủng bố. Ông Putin đã đặt vấn đề chống khủng bố là trọng tâm trong đường lối lãnh đạo của ông.

Tổng Thống Ba lan, Aleksander Kwasniewski nói rằng viễn ảnh hợp tác nhiều hơn nữa với Tổng Thống Bush là một tin vui cho Ba Lan. Ba Lan là một trong một số ít quốc gia Âu Châu tham gia trong liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo tại Iraq.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Tây Ban Nha, Miguel Angel Moratinos nói với đài phát thanh trong nước của ông rằng Tây Ban Nha sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong quan hệ với Hoa Kỳ dù cho ứng cử viên nào đắc cử lần này. Ngoại Trưởng Moratinos gọi Hoa Kỳ là một nước đồng minh và nước bạn. Tây Ban Nha đã rút ra khỏi liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Ông Otto Schily, Bộ Trưởng Nội Vụ của Đức, quốc gia đã phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq, nói rằng Đức và Hoa Kỳ phải cùng làm việc để giúp ổn định tình hình tại Iraq, bất chấp các khác biệt về quan điểm trong quá khứ. Thủ Tướng lâm thời Iraq, ông Iyad Allawi nói rằng Iraq sẽ duy trì các quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ dù ứng viên nào đắc cử.

Một phát ngôn viên của chủ tịch Palestine, Yasser Arafat nói rằng ông hy vọng Tổng Thống Bush sẽ chấp nhận một chính sách mới về Trung Đông nếu ông đắc cử. Tổng Thống Bush và chính phủ của ông đã từ chối không giao tiếp với ông Arafat trong quá trình giải quyết vấn đề hòa bình Trung Đông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG